Tác dụng của sò huyết là gì? Cách ăn sò huyết giú

Thuy Vân- 01/03/2024

Sò là loại hải sản vị ngọt, mặn, tính nóng khá lành nên có rất nhiều lợi ích cho hệ tuần hoàn máu và hệ tiêu hóa như bổ huyết, kiện vị, huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày. Trong sò có chứa nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể những bài thuốc có khả năng phục hồi chức năng, sức khỏe hơn nữa cùng là một món ăn rất ngon miệng và hấp dẫn.


Mục lục

Trong sò có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nên để nắm rõ tác dụng của sò với người dùng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc có liên quan đến sò nhé.

1. Các tác dụng của sò huyết

Sò là nguồn cung cấp đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất như kẽm, magie, giàu dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể. Cho nên, loại hải sản này được đánh giá vừa là món ăn ngon miệng, vừa là bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Vậy tác dụng của sò đối với sức khỏe:

Tác dụng của sò huyết: Bảo vệ sức khẻo tim mạch

- Sò có nhiều chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sức khỏe của tim, tăng cường hoạt động của cơ tim nhờ lượng axit béo omega-3 và vitamin B12.

- Việc bổ sung axit béo omega-3 từ cá hay các loại thủy hải sản có vỏ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ tác dụng chống viêm hiệu quả của omega-3.

tác dụng khi ăn sò

Công dụng của sò

- Các chất dinh dưỡng khác có trong sò cũng góp phần chăm sóc sức khỏe não bộ. Một số nghiên cứu trên thực tế đã xác định nồng độ omega-3 và vitamin B12 quá ít trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về phát triển não bộ ở trẻ em và hoạt động não khỏe mạnh ở người trưởng thành.

- Sò bổ sung tương đối lượng vitamin B12 và axit béo omega-3 hai dưỡng chất này giúp làm chậm quá trình lão hóa của não hộ hơn nữa sò còn có thể hạn chế các phát sinh không đáng có đối với vấn đề não bộ của người lớn tuổi.

- Omega-3 và Vitamin B12 có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển não bộ ở trẻ em, đồng thời việc bổ sung hai chất này cũng giúp cải thiện quá trình hoạt động não bộ ở người trưởng thành.

Tác dụng của sò huyết: Tăng cường hệ miễn dịch

- Trong các loại hải sản cũng như là sò chúng đều có lượng kẽm vô cùng dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

- Kẽm là loại khoáng chất cần thiết tạo ra các tế bào bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể, ngoài ra kẽm cón có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và ung thư.

Tác dụng của sò với đàn ông

- Sò có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tăng huyết áp hay suy nhược cơ thể, sò cò có tác dụng giúp bổ huyết chữa chứng thiếu máu hiệu quả, làm giảm triệu chứng của lao phổi, đặc biệt là tăng cường sinh lực cho các cặp đôi.

- 100g sò huyết chứa đến 13,40 mg kẽm (Zn). Nam giới khi bổ sung kẽm vừa đủ sẽ cải thiện quá trình sản xuất hormone nam giới.

tác dụng khi ăn sò

Ăn sò có tốt không

Tác dụng của sò với phụ nữ

- Sò có nhiều đặc tính phù hợp với nam giới hơn nên đối với phụ nữ thường được khuyên ít dùng hơn.

- Phụ nữ nên dùng sò trước giai đoạn hành kinh vì sẽ giúp chị em bớt mệt mỏi, chóng mặt, ngoài ra giúp làm da chị em trở nên hồng hào và khỏe mạnh hơn.

Tác dụng của sò với bà bầu

- Mặc dù trong sò có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, magie, kẽm, sắt ... những dưỡng chất này rất cần thiết cho sự phát triển của xương răng và não bộ em bé.

- Với các bà bầu khuyến cáo từ các chuyên gia chỉ nên ăn só 2 - 3 lần mỗi tháng và không được ăn sống cần phải sơ chế, chế biến và nẫu chín kỹ.

- Trong thai kỳ 3 tháng đầu và 33 tháng cuối tốt hơn hết các mẹ không nên ăn vì đây là 2 khoảng thời gian rất nhạy cảm đối với thai kỳ. Trong các loại hải sản thường có rất nhiều ký sinh vật nên các mẹ bầu khi ăn nhiều sẽ nguy hiểm tới sự phát triển của thai nhi.

sò đối với phụ nữ mang thai

Tác dụng của sò với phụ nữ

2. Những điều cần biết và lưu ý khi ăn sò

Khi ăn hải sản và sò các bạn nên chú ý một số điều sau đây để tránh tình trạng gặp vấn đề không hay về sức khỏe:

- Hải sản có chứa rất nhiều loại ký sinh vật, vi khuẩn gây bệnh như viêm gan B, kiết lỵ, tả , thương hàn, E.coli, giun... những người có hệ tiêu hóa kém hoặc dễ bị dị ứng không nên ăn hoặc ăn quá nhiều hải sản. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa hay gọi là ngộ độc thực phẩm.

- Trong sò có chứ hàm lượng retinol rất cao, đây là loại chất liên quan dến các bệnh về dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, với những phụ nữ đang mang thai và sản phụ sau sinh chúng ta không nên ăn món ăn này.

- Trẻ em cũng được khuyến cáo không nên ăn sò vì khi trẻ ăn sò quá sớm rất dễ bị ngộ độc do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nguy cơ phát dục sớm rất dễ xảy ra.

- Các triệu chứng thường gặp nhất của việc dị ứng khi ăn sò đó là: nổi mề đay, đỏ bừng mặt, sổ mũi, hắt xì, ngứa mắt, ngứa mũi, bong tróc tay chân...

- Để đảm bảo an toàn khi ăn sò khi mua sò bạn nên mua những con sò còn tươi, ngon. Trong khi chế biến phải đảm bảo sò đã được nấu chín kỹ, tuyệt đối không nên ăn sò sống hoặc sò tái.

Những lưu ý khi ăn sò

Ăn sò nhiều có tốt không?

Ăn sò sao cho đúng cách:

- Sò nướng được xem là cách chế biến phổ biến và đơn giản nhất, khi nước hai mảng vỏ sò bắt đầu nứt bung ra, nước béo ngậy trong sò chảy ra, phần thịt béo ngậy thơm thơm khi ăn nóng cùng các gia vị như mù tạt, hạt tiêu, ớt, chanh và rau răm sẽ rất ngon.

- Sò cũng được chế biến thành các món ăn ngon như: sò hấp gừng, sò xào chua ngọt, sò sốt me hoặc sò nấu cháo ...

những món ăn với sò

Những món ăn ngon chế biến từ sò

Với những thông tin được chia sẻ ở trên hi vọng các bạn sẽ có cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích về các tác dụng của sò và những lưu ý cần tránh trong việc sử dụng sò được đảm bảo an toàn nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm

   • Du lịch châu Á qua các món lẩu nổi tiếng trên thế giới

   • Một số nguyên tắc ăn lẩu không gây ảnh hưởng sức khỏe

   • CÔNG THỨC NẤU LẨU THÁI HẢI SẢN CHUẨN NGON NHƯ NHÀ HÀNG

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0