quynhmai- 24/08/2016
Đã qua rồi cái thời phụ nữ phải ở nhà cả đời. Nếu có tài, có khả năng, dù đã làm vợ, làm mẹ thì không ai có thể cấm đoán phụ nữ bước chân ra ngoài xã hội.
Buffet Dimsum Nikko Hotel dành riêng cho những ai yêu thích hương vị buffet độc đáo | |
Cùng thưởng thức bữa tối dành riêng cho 2 người tại những quán ăn lãng mạn ở Hà Nội |
Với cuộc sống ngày nay ly hôn đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên vẫn chẳng có ai thật sự thoải mái khi nhắc đến từ này. Thế mà cách đây gần 100 năm, đã có một người phụ nữ Việt Nam dám đứng lên chủ động đòi ly hôn chồng. Quả thật trong thời đại mà phụ nữ luôn bị coi thường và phải phụ thuộc vào đàn ông thì hành động của cô phải nói khiến cả vùng Sài Gòn xưa phải dậy sóng.
Đó là nữ bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam tên là Henriette Bùi. Sinh ra trong một gia đình danh giá và giàu có bậc nhất Sài Gòn, bà được dạy dỗ, giáo dục theo mức tốt nhất. Sau khi một mình du học bên Pháp về với tấm bằng Y khoa, bà trở về nước làm việc ở lĩnh vực chăm sóc và chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em với tư cách là nữ bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam.
Xinh đẹp, thông minh, bản lĩnh nhưng Henriette Bùi vẫn không thoát khỏi quan niệm cổ hũ ngày xưa, con gái nhất định phải cưới chồng. Bà bị cha ép buộc lấy một Luật gia nổi tiếng vô cùng “môn đăng hộ đối” - ông Vương Quang Nhường – người được xem là tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của nước ta. Dù cả hai vợ chồng đều là người trí thức cao nhưng với tư tưởng trọng nam khinh nữ, vai trò của bà trong gia đình vẫn là người phụ nữ hết sức “bình thường” như bao người khác.
Có gia đình rồi, nhiệm vụ chính của bà chính là ở nhà chăm lo chồng con. Chồng bà không chấp nhận và không thông cảm cho việc bà suốt ngày ở bệnh viện, sáng đêm túc trực chăm lo cho người bệnh. Cuối cùng sau 2 năm chung sống, hai người quyết đình ly hôn. Mà các bạn cũng hiểu rồi, giờ nghe ly hôn còn ngượng ngập đủ thứ chứ nói gì hồi đó; việc vợ chồng bỏ nhau là cái gì đó cực kỳ kinh khủng, có thể nói là ở thời đó, đó là điều khó có thể nào chấp nhận được.
Có thể bạn quan tâm • Cùng tụ tập nhậu tại Thế Giới Bia Chiến Hữu nào! • Những quán ăn tối ngon nhất Hà Nội mà nhất định bạn phải đến thử |
Nghe chuyện như vậy mới thấy đừng bao giờ đổ lỗi suy nghĩ cưới chồng là phải theo chồng suốt đời, dù có thế nào đi nữa thì phụ nữ cũng phải cam chịu là đúng chuẩn mực của truyền thống. Truyền thống phụ nữ Việt Nam là chịu thương chịu khó, thương chồng thương con. Nhưng đó không có nghĩa phụ nữ Việt là người đàn bà ngu ngốc, kiểu gì cũng phải sống chết bám lấy một ông chồng chẳng ra gì.
Trường hợp của bà Henriette Bùi sẽ khiến nhiều người cho rằng bà sống ích kỷ, không biết hy sinh vì gia đình. Thế nhưng sao không đòi hỏi lại người chồng là sao không biết cảm thông và chia sẻ công việc với người vợ. Phải chăng dù học cao hiểu rộng, đi khắp thế giới nhưng cái tư tưởng đàn bà thì phải ở nhà chăm chồng con đã khiến nhiều người thẳng thừng kết tội những người vợ, người mẹ có ước mơ của riêng mình và muốn theo đuổi giấc mơ đó. Bà dám bất chấp dư luận để ly hôn chồng khi hai người không tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân đã rất đáng phục thì cách cư xử của bà với chồng sau đó còn đáng khen gấp mười lần. Cả hai dù không còn là vợ chồng nhưng vẫn cư xử hết sức lịch sự, vẫn qua lại với nhau với tư cách bạn bè.
Đã qua rồi cái thời phụ nữ phải ở nhà cả đời. Nếu có tài, có khả năng, dù đã làm vợ, làm mẹ thì không ai có thể cấm đoán phụ nữ bước chân ra ngoài xã hội thể hiện mình và giúp đỡ người khác. Nếu có, phải chăng đó chỉ là chính tư tưởng của các chị em đang tự giam hãm chính mình mà thôi. Một người đàn ông tài giỏi chưa chắc là người chồng tốt nếu không biết tôn trọng con người và công việc của vợ mình. Chồng đạo mạo quá, danh giá quá để làm gì khi cứ cấm đoán vợ đủ thứ. Chồng giản dị thôi, bình thường thôi nhưng thương vợ, hiểu vợ, quan tâm đến suy nghĩ và ước mơ của mình thì gia đình lúc đó mới thật sự hạnh phúc.
Nguồn: Sưu tầm
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: