nhuquynh- 24/08/2016
Lợn cắp nách là đặc sản chỉ riêng ở Sapa mới có và nhà hàng Quán Xưa Ngọc Khánh nổi danh khắp Hà Nội cũng nhờ món ăn ngon này suốt nhiều năm qua.
Ở Sapa có một giống lợn vô cùng đặc biệt mà không đâu có, chính là lợn cắp nách của người Mường. Giống lợn này rất nhỏ chỉ khoảng 5-10kg và cách người dân bản địa bắt lợn và đem lợn đi bán cũng thật hài hước.
Theo tôi biết, người dân xứ Mường ở Sapa nuôi lợn theo kiểu thả rông chứ không như lợn nuôi chỉ ở trong chuồng. Do vậy chúng được thoải mái chạy nhảy nô đùa trên các ruộng nương, đồi núi. Chúng thích ăn ngô, khoai, sắn và rễ cây, rau cỏ mọc ở trong rừng nên thịt chúng rất sạch và chắc.
Loại lợn này rất thông minh vì chúng có khả năng phân biệt được rau nào ăn được và không ăn được, tim được đường về nhà sau khi đi chơi. Cũng vì được làm quen với mưa nắng từ sớm, chẳng cần chuồng trại tránh mưa rét gì nên lợn cắp nách có sức đề kháng rất tốt, khỏe mạnh như thú hoang.
Phiên chợ vùng cao nơi diễn ra quang cảnh mua bán lợn
Sau khoảng vài tháng nuôi thả tự nhiên thì người dân địa phương sẽ đi bắt lợn đem đi bán. Lợn này chạy rất nhanh và rất tinh, chúng nhanh thoăn thoắt nên rất khó bắt. Kể cả thanh niên cao lớn đến 1m8, nặng 70kg sức khỏe tốt cũng khó mà bắt được loại lợn này. Thường thì để bắt lợn phải sử dụng động tác vồ vào tai hoặc đuôi lợn rồi nắm lấy thì mới bắt được chúng. Thế mới biết lợn này khỏe và nhạy đến mức nào khi chỉ nặng có vài kg.
Thanh niên trai tráng cũng phải vô cùng vất vả mới bắt được loại lợn này
Kế đến người Mường buộc chân lợn lại kẻo chúng chạy thoát, rồi vắt ngang qua miệng gùi và người bán lợn chỉ việc đeo chiếc gùi lợn lên vai, cắp vào nách rồi đi ra chợ. Nguồn gốc của cái tên “lợn cắp nách” cũng từ đó mà ra. Tôi có dịp được lên Sapa và ngắm nhìn bà con nơi đây ai ít thì cũng 2 chú lợn, không thì cũng là cả một đàn lợn để đem đi bán.
Có thể bạn quan tâm |
Khi đến phiên chợ thì bà con vùng cao thường xách nách lợn rồi lội suối băng rừng để cho kịp giờ. Giá của mỗi kg thịt lợn dao động từ 100-120 nghìn VNĐ/kg. Phần vì ngon, phần vì sạch hơn các loại lợn nuôi nên người thành thị rất ưa chuộng loại thịt này.
Để tìm được món lợn cắp nách chính hiệu thật không phải dễ. Nhưng tôi mách cho các bạn một địa chỉ thu mua trực tiếp loại lợn này ở Sapa rất uy tín ở Hà Nội, đó là nhà hàng Quán Xưa trên phố Ngọc Khánh
Mỗi nhà hàng có một bí quyết riêng nhưng anh bếp trưởng nhà hàng Quán Xưa Ngọc Khánh rất tốt đã cho tôi vào trong căn bếp của nhà hàng để khám phá cách chế biến món lợn cắp nách nướng giòn bì. Sau khi lợn được làm sạch thì anh đầu bếp sẽ dùng dao khứa vào thịt lợn để khi ướp gia vị mới ngấm vào từng thớ của thịt. Gia vị ướp lợn cũng thật kì công nào là củ sa chiêng, hạt dổi, sả, ngũ vị hương, hành, tỏi, muối.
Món lợn Mường nướng thơm lừng trứ danh của Quán Xưa Ngọc Khánh
Thơm hơn hạt tiêu, nhưng thêm vị cay cay chính là hạt dổi. Giá hạt dổi cũng không hề rẻ, lên tới vài triệu đồng một kilogram nhưng dù đắt thế nào Quán Xưa Ngọc Khánh vẫn cố mua bằng được để món lợn cắp nách hoàn hảo nhất có thể. Đã nướng lợn Mường cắp nách thì không thể thiếu loại hạt này thì thiếu nó là mất đi một nửa của vị ngon.
Thịt lợn phải được ướp ít nhất là 30 phút, anh bếp trưởng cũng nói thêm là ướp càng lâu thì càng ngon nên anh thường ướp khoảng 2 giờ trước khi nướng. Khi nướng thì phải nướng trên bếp than củi, quay thật đều tay để thịt chín đều, da giòn rụm bóng bẩy mà thịt bên trong vẫn chín mềm.
Mẹt lợn lên mâm của Quán Xưa Ngọc Khánh rất ngon và nóng hổi
Sau khi lợn chín, anh đầu bếp Quán Xưa Ngọc Khánh sẽ xẻ nhỏ lợn ra và cắt thành từng miếng một nhưng lớp bì giòn vẫn vẹn nguyên không hề bị vỡ. Gói miếng thịt vào cùng ít lá mơ, rau húng, sả, măng tươi rồi chấm vào chén mắm tôm sủi bọt. Thịt rất mềm và ngấm gia vị, bì giòn tan, lớp mỡ vừa phải không gây ngấy chút nào. Ăn một miếng mà chỉ muốn ăn hai.
>>> Nhận ngay ưu đãi 20% và thưởng thức lợn cắp nách, nhiều món ngon ngay hôm nay
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: