trinhhien- 19/10/2016
Thời tiết giao mùa cũng là lúc bạn dễ mắc phải các bệnh lý như ho, sổ mũi, cảm cúm, viêm họng... Bên cạnh việc sử dụng thuốc, hãy thử những món ăn và thức uống sau đây với công dụng giải cảm hiệu quả mà lại còn ngon miệng nữa chứ!
Góc Hà Nội Tô Hiệu- Chắp cánh tinh hoa ẩm thực Việt | |
Top 10 quán lẩu nướng ngon, rẻ được yêu thích ở Hà Nội |
1. Canh gừng
Nguyên liệu: Gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ (10 – 20gr); nấm hương hoặc nấm rơm, nấm mỡ (10gr); gia vị (hành, muối…).
Cách nấu: Đun nước sôi, cho nấm + gừng nấu chừng 5 – 10 phút. Nhấc xuống nêm nếm gia vị. Ăn khi canh còn nóng, có thể mỗi bữa ăn một bát nhỏ khai vị. Dùng cho người bị cảm hàn với các triệu chứng như gai rét, sợ lạnh, chân tay lạnh, ho khan, ho có đờm trong, nhức đầu, đau mình mẩy, chảy nước mũi, ngạt mũi…
Lưu ý: Món ăn, bài thuốc này có tác dụng giải cảm hàn, chỉ khái (giảm ho), nâng cao miễn dịch…
2. Canh trứng cà chua
Nguyên liệu: thăn heo (100gr); cà chua (1 quả); nấm đông cô (10gr); trứng (1 quả trứng); 2 muỗng canh nước tinh bột (dùng 1 muỗng canh nước hòa tan với 1 muỗng canh bột năng), ¼ muỗng cà phê dầu mè; gia vị (hành, mùi tàu, thì là. ¼ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê đường, 1/8 muỗng xà phê tiêu xay)
Cách nấu: Thịt thái miếng mỏng, ướp với muối, dầu mè và 1 thìa cà phê nước tinh bột khoảng 15 phút. Xào nấm và cà chua, nêm nếm gia vị, thêm nước tùy lượng và đun sôi rồi cho thịt vào nấu cùng. Khi nước sôi lại, cho phần nước tinh bột vào. Nước sánh thì rót trứng đã đánh vào, dùng đũa khuấy nhẹ và thêm ít dầu mè, rắc tiêu lên rồi tắt bếp.
Có thể bạn quan tâm • Nhận ngay ưu đãi giảm giá khi đến Quán Ăn Ngon Hoàng Đạo Thúy |
3. Canh bầu
Nguyên liệu: Bầu (nửa trái); ngải cứu (50gr); tép bạc bỏ đầu đuôi (50gr) hoặc cá lóc (100gr); gia vịhành tím, đập giập; tiêu hạt đen.
Cách nấu: Bầu để vỏ, thái khoanh 3cm nướng vàng 2 mặt trên than hồng. Cho nước vào nồi, nấu sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào nấu chừng 10 phút, nhấc xuống nêm nếm gia vị. Ăn khi còn nóng 3 lần/ ngày, ăn liền 3 – 4 ngày. Tác dụng: món canh này giúp cơ thể hết nóng, giải độc, giải cảm….
4. Canh bí
Nguyên liệu: bí rợ vàng (150gr); nghêu thịt hoặc sò, chem chép (200gr). Có thể dùng thịt gà ác càng tốt. 5gr gừng già thái lát; gia vị (bột nêm, hành củ…).
Cách nấu: Bí rợ vàng gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, thái miếng 3cm. Nấu trong 350ml cho sôi sau đó cho nguyên liệu vào. Ăn 2 lần trong ngày. Trị khó tiêu đầy hơi, khó thở, giúp xoa dịu thần kinh não, hết nhức đầu, dễ ngủ…
>>> Xem thêm: Bệnh cúm A có lây không? Dấu hiệu cúm A ở trẻ em là gì?
5. Canh khổ qua nấu tôm
Nguyên liệu: Mướp đắng bỏ ruột, cắt lát mỏng (3 trái); tôm bạc (50gr) hoặc thịt nghêu hấp (100gr); gia vị (gừng già tươi thát lát, hành hương, hai tép tỏi, nửa muỗng cà phê muối).
Cách nấu: Cho 350ml nước vào nồi, đun sôi bỏ mướp đắng + các nguyên liệu khác vào nấu trong vòng 10 phút. Ăn nóng 3 lần/ ngày, ăn liệu trong 2 ngày. Tác dụng: giúp xuất mồ hôi, thanh nhiệt, trừ khát, lợi tiểu hết viêm họng.
6. Canh sườn non củ cải
Nguyên liệu: sườn heo non (300gr); củ cải trắng (1 củ); táo tàu (100gr); gia vị (hành, gừng…)
Cách nấu: Sườn heo chặt khúc nhỏ, rửa sạch. Đun nước sôi, cho sườn vào nấu chừng 20 phút và liên tục vớt bọt để nước trong và thơm hơn. Sau đó cho gừng, hành, táo tàu vào đun tiếp chừng nửa tiếng, tiếp tục cho củ cải trắng vào nấu thêm 20 phút nữa. Nhấc xuống, nêm nếm gia vị, ăn nóng. Tác dụng phòng và chữa viêm đường hô hấp.
7. Canh mướp
Nguyên liệu: lá dâu tằm (150gr); lá sen non (5 lá); mướp hương (150gr); chùm bao non (10gr); gừng thái lát (5gr); gia vị
Cách nấu: Mướp hương để cả vỏ, nướng vàng. Nấu nước sôi, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nấu chừng 15 – 20 phút. Ăn 3 lần/ ngày. Tác dụng: chống thiếu máu, lọc máu, cổ họng ngứa gây khạc nhổ, tắt giọng…
Tổng hợp
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: