Heli Pham – PasGo Team- 06/11/2020
Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống, thì “âm nhạc” là một trong những yếu tố có thể tác động rất lớn đến doanh thu của quán.
Nghe có vẻ khó tin phải không? Nhưng trên thực tế, âm nhạc là một trong các yếu tố tạo nên một bữa ăn ngon, nó có thể giúp “kích thích vị giác” khi thực khách dùng bữa. Ngoài ra, còn nhiều lợi ích từ âm nhạc nữa, khiến khách hàng sẵn sàng “chi nhiều tiền hơn cho bữa ăn tại nhà hàng”. Hãy xem các tổng hợp chia sẻ dưới đây của PasGo Team nhé!
Âm nhạc được xem là “chìa khóa” giúp bạn “điều khiển” cảm xúc và tâm lý khách hàng. Có hai yếu tố bạn cần quan tâm, đó là:
Cụ thể, theo nghiên cứu của các chuyên gia, một giai điệu phù hợp sẽ giúp bạn truyền tải được thông điệp đến khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu, tạo nên sự hài hòa với món ăn, trang trí cũng như thiết kế không gian quán…
Ngoài ra, khi bạn mở nhạc lớn (hoặc rất lớn), thực khách sẽ khó có thể trò chuyện với nhau và họ sẽ bắt đầu tập trung uống nhiều hơn. Nếu bạn kinh doanh quán rượu, pub, quán bar… cách này sẽ mang lại hiệu quả đáng kể để tăng doanh thu cho quán. Tuy nhiên, nếu dùng cách này trong nhà hàng sang trọng hoặc quán ăn kiểu gia đình thì hậu quả sẽ rất tệ, bạn có thể khiến khách hàng khó chịu mà bỏ đi ngay lập tức.
Ngược lại, nếu mở nhạc quá nhỏ (hoặc không mở) cũng có những mặt trái của nó. Ví dụ như ở môi trường công cộng, khách hàng đôi khi rất khó chịu khi bị chi phối bởi quá nhiều âm thanh khác nhau từ các bàn bên cạnh. Lúc này, âm nhạc đóng vai trò tạo nên một “vùng không gian riêng tư”, giúp khách hàng có thể thoải mái trò chuyện mà không bị ảnh hưởng. Đồng thời, âm nhạc lúc này cũng cho họ cảm giác riêng tư khi nghĩ rằng “chẳng có ai để ý đến câu chuyện của mình đâu, họ đang bận nghe nhạc rồi.”
Cao độ của một bài hát có thể làm “thay đổi hương vị” của một món ăn.
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, một giai điệu bài hát với những nốt trầm làm cho các món ăn chính trở nên ngon miệng và đậm đà hơn. Ngược lại, các bài hát với những nốt cao, lại làm cho những món tráng miệng trở nên “ngọt ngào” hơn. Vì vậy:
Lưu ý rằng, dù là âm trầm hay âm cao, nếu bạn mở nhạc quá lớn, nó sẽ phá vỡ hương vị của món ăn đó thay vì làm cho nó ngon hơn. Chính vì vậy, ngoài việc chọn đúng nhạc cho quán hãy nhớ giữ âm lượng ở mức vừa phải. Bạn có thể làm các đợt khảo sát ý kiến khách hàng, hoặc nghe góp ý từ trải nghiệm của người thân, bạn bè, nhân viên quán,… để xác định được đâu là mức âm lượng “phù hợp” với quán của bạn tại khu vực kinh doanh, tại từng thời điểm trong ngày.
Kích thích vị giác ngon miệng của khách hàng, là bạn đã có thêm cơ hội để tăng doanh số bán hàng rồi đấy.
“Chờ đợi lên món lâu” – là một trong các nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các phàn nàn của khách hàng trong nhà hàng. Nhẹ nhàng thì khách hàng càu nhàu, phán ánh. Nghiêm trọng thì có thể khiến một số khách hàng khó tính nổi cáu mà bỏ đi. Vậy làm cách nào để xử lý các tình huống gặp khách hàng khó tính này?
Âm nhạc chính là câu trả lời cho bạn!
Một bản nhạc chậm rãi, nhẹ nhàng sẽ tạo cảm giác thư thái, như thời gian đang trôi nhanh hơn và khiến cho khách hàng sẵn sàng chờ đợi với tâm trạng thoải mái hơn.
Hãy nhớ nhé! Chọn một bản nhạc chậm rãi, vừa phải. Tuyệt đối không nên chọn các bản nhạc có tiết tấu nhanh, mạnh, bởi lúc này nó chỉ khiến khách hàng càng thêm nôn nóng và mất kiên nhẫn hơn mà thôi. Đừng để mất khách hàng vì lỗi chọn sai loại nhạc nhé!
Sự thật chính là vậy!
Khoa học đã chứng minh rằng, khi nghe một bản nhạc có nhịp điệu nhanh, hối hả, khách hàng sẽ có xu hướng gọi món nhanh, thanh toán nhanh, thậm chí là ăn uống cũng nhanh hơn.
Nếu bạn đang kinh doanh một quán bar hay quán ăn nhanh… với số lượng bàn và ghế ngồi hạn chế, bạn cần khách đứng lên sớm để nhường chỗ cho lượt khách tiếp theo, thì những bản nhạc có tiết tấu nhanh sẽ giúp bạn.
Ngược lại, nếu bạn mở một nhà hàng sang trọng, một quán ăn lớn, bạn muốn khách ngồi lại lâu hơn và tiêu nhiều tiền hơn, thì hãy chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương và chậm rãi.
Cách lựa chọn tốc độ âm nhạc phù hợp trong các trường hợp này đều giúp bạn tối ưu bán hàng và tăng doanh thu cho quán.
Một bản nhạc Jazz hoặc nhạc cổ điển khiến không khí nhà hàng trở nên sang trọng hơn, xa xỉ hơn. Ở trong một không gian như thế, khách hàng “tự nhiên” cũng cảm thấy mình “đẳng cấp” hơn, và họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho tương xứng.
Ngược lại, một bản nhạc Pop hoặc Rock làm cho không khí trở nên thân thiện hơn, gia đình hơn và “bình dân” hơn.
Bạn đã thấy lợi ích tuyệt vời của “âm nhạc” chưa? Thật thú vị phải không? Hãy biến những thứ giai điệu chúng ta nghe hàng ngày, thành những “công cụ” giúp bạn phát triển ước mơ kinh doanh nhà hàng của mình nhé.
Chúc các bạn thành công,
Thân ái,
--