myduyen- 16/09/2016
Bắt đầu mát giời rồi, bạn cứ việc tụ tập cùng ăn lẩu với gia đình, bè bạn thôi, còn việc nấu lẩu ra sao cho ngon nhất, cứ để “thánh lẩu” Đức Trọc giúp bạn!
Bạn có bao giờ băn khoăn tự hỏi tại sao lẩu mình làm ở nhà lại không có được cái vị đậm đà hòa hợp như lẩu ngoài tiệm không? Theo như đầu bếp của Lẩu Đức Trọc – hàng lẩu lâu năm ngon có tiếng mà dân sành lẩu Hà Nội đều biết, thì cái chính là do bạn không nắm được cách kết hợp và thời gian ninh nước dùng phù hợp.
Lẩu tự làm ở nhà thường kém đậm đà hơn ở tiệm, tại sao?
Bạn có muốn làm một nồi lẩu ngon như Lẩu Đức Trọc – bao nhiêu năm nay chưa từng lọt ra khỏi top lẩu ngon Hà Nội? Bạn có muốn nấu một nồi lẩu hút hồn người ăn, bán ra hàng trăm nồi mỗi ngày? Vậy hãy học các bí quyết của Lẩu Đức Trọc dưới đây nhé!
Bạn có muốn học bí quyết lẩu ngon hút hàng ngàn khách này của Lẩu Đức Trọc không?
Theo như Lẩu Đức Trọc thì 80% tinh túy của nồi lẩu nằm trong nước dùng. Đồ nhúng có thể bắt chước nhau nhưng công thức nước dùng luôn là bí quyết để đánh bại đối thủ trong làng lẩu.
Đầu tiên, phải cẩn thận nhất với khâu ninh nước lẩu
Đầu tiên là chọn nguyên liệu phù hợp. Ví dụ như lẩu gà, lẩu heo, bạn nên dùng xương đuôi, xương hom để ninh nước dùng, tránh dùng xương đầu nếu không sẽ bị hôi, kém ngọt.
Nếu bạn tính ăn lẩu gà thì đừng cho gia vị chua ngọt, nhúng ngải cứu vào sẽ đắng, không ngon. Thay vào đó hãy dùng vị chua tự nhiên của cà chua, dứa, cho thêm sả, hành khô, gừng đập dập vào để dậy mùi thơm. Lẩu gà cho thêm gói thuốc Bắc vào ăn cũng hợp vị hơn hẳn.
Lẩu gà nên cho thêm ít thuốc bắc, ăn kèm ngải cứu rất hợp, ít cho vị chua ngọt
Lẩu hải sản thì bạn nên mạnh tay cho gia vị chua, cay, ngọt vào. Nấu cùng nước lẩu nên nêm chút sa tế, sả, dứa và gừng, không chỉ tạo vị chua cay mà còn khử mùi tanh hải sản luôn thể.
Nấu lẩu thập cẩm ở nhà thì bạn đừng cho thuốc Bắc, kẻo tham thì thâm, lẩu lẫn lộn hết các loại mùi vị, tha hồ mà “đánh nhau”, ăn cái gì cũng nhạt.
Có thể bạn quan tâm |
Đồ nhúng để lâu thì nát, kém tươi, ngon mà vội ăn quá thì lại dễ đau bụng, sinh bệnh. Trung bình, theo kinh nghiệm của các đầu bếp nhà Lẩu Đức Trọc, thì thịt thái với độ dày tiêu chuẩn như ở nhà hàng thì nhúng chừng 10 phút, nội tạng cần 5 phút, hải sản nên để chừng 15 phút. Rau thì chỉ cần chừng đôi ba phút là đã chín rồi.
Mỗi loại đồ nhúng có 1 thời gian nhúng khác nhau
Lẩu Đức Trọc còn bật mí một tuyệt chiêu, dù nhỏ nhưng nếu làm theo hương vị nồi lẩu của bạn sẽ có một bước tiến vọt rất lớn. Đó là bỏ một miếng riềng còn tươi, rửa sạch, không cạo vỏ vào nồi lẩu khi ăn, mùi thơm sẽ quyến rũ hơn hẳn đó!
Riềng tươi - bí quyết làm dậy hương cho nồi lẩu
Nếu sau khi đọc xong những mẹo nấu nướng ở trên, bạn cảm thấy… bị tẩu hỏa nhập ma thì hãy gọi anh em, bè bạn phi ngay lên số 15 Yên Phụ gặp Lẩu Đức Trọc mà đánh 1 nồi, còn việc tự nấu lẩu… chắc chờ lần sau nghiên cứu xong bí kíp đã!
Cứ mát giời lại bị nhớ nồi lẩu Đức Trọc thơm lừng
Cứ mỗi mùa thu khách đến với Lẩu Đức Trọc lại càng nhiều, mùa đông thì lại càng không phải nói. Những hôm mát giời, theo hướng gió thổi, nhiều khi đứng ngay đầu đường Yên Phụ cũng đã ngửi thấy vị nước lẩu thơm lừng, đậm đà đang nhè nhẹ lan tỏa khắp nơi rồi!
Nhà hàng lúc nào cũng đầy nghịt khách
Chào thu này Lẩu Đức Trọc đang giảm giá tới 20% đó, hẹn người thân, bạn bè làm một bữa mừng thu cũng rất ổn, phải không nào?
>>> Chi tiết giảm giá tới 20% + Tặng bia tươi/bánh của Lẩu Đức Trọc
Mai Hoa.
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: