SỨA BIỂN CÓ TỐT KHÔNG - TÁC DỤNG CỦA SỨA BIỂN VÀ CÁCH ĂN SỨA BIỂN AN TOÀN

Thuy Vân- 18/11/2021

Có thể bạn biết Sứa biển là loài có thân thể mềm, nguồn lực phong phú và mang nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như selenium, choline, collagen, chất đạm, chất béo, canxi, đường ... sứa cũng là một trong những nguyên liệu chính để làm ra món gỏi, nộm ...


Mục lục

ăn sứa biển có tốt không

Ăn sứa biển có tốt không - Tác dụng của sứa biển

Sứa không chỉ chế biến thành nhiều món ngon thú vị hấp dẫn mà cong được coi như là bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả, bên cạnh đó chúng ta cũng nên cẩn thận khi ăn sứa biển có có thể gặp một số rủi ro về sức khỏe ngoài ý muốn.

1. Ăn sứa biển có tốt không - tác dụng của sứa biển

Ăn sứa biển có tốt không?

Sứa là loại động vật sống ở môi trường nước, có khả năng di chuyển dưới nước khi co bóp, đẩy nước qua lỗ miệng đồng thời có thể tiến hoặc lùi về phía ngược lại. Trung bình tính tính thành phần trong 100g sứa có chứa 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 182mg canxi, 3,9g chất đường, 132mg iode, 9,5mg sắt, ngoài ra còn chứa nhiều loại vitamin khác, các nguyên tố vi lượng khác trong sứa ...

Tác dụng của sứa biển

- Bổ sung nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cho cơ thể: Protein, chất chống oxy hóa, sứa cũng chứa một lượng nhỏ dưỡng chất canxi, magie, phốt pho, choline...ngoài ra trong sứa cũng có các dưỡng chất như axit béo omega3 và omega6. Đây là những chất béo rất cần thiết trong chế độ sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Các axit này là dạng axit béo không bão hòa đa có thẻ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

- Bên cạnh đó trong sứa còn chứa hàm lượng polyphenol cao đây là hợp chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa mạnh, dưỡng chất này rất tốt trong chế độ ăn uống bởi nó có tác dụng thúc đầy chức năng não, bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường tuýp 2...

- Cung cấp selenium cho cơ thể: Đây là một dưỡng chất giúp chống oxy hóa bảo vệ các tế bào trong cơ thể thoát khỏi tình trạng stress oxy hóa, thoát khỏi các bệnh về alzheimer, bên cạnh đó còn có tác dụng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chức năng tuyến giáp.

- Tăng lượng choline trong chế độ ăn uống hàng ngày: Choline là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà nhiều người không bổ sung đủ, trong 58g sứa khô có chứa tới 10% giá trị dinh dưỡng hằng ngày nên rất cần thiết cho những ai cần bổ sung nguồn dưỡng chất choline dồi dào này. Choline có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất chất béo cho màng tế bào, giúp não bộ xử lý thông tin tốt hơn, nhanh hơn và nhớ được lâu hơn, giúp cơ thể giảm chứng lo âu.

- Cung cấp lượng collagen dồi dào cho cơ thể: Collagen là một loại protein có vai trò quan trọng trong cấu trúc của cá mô gan, da và xương. Hàm lượng collagen trong sứa có thể mang đến rất nhiều lợi ích như cải thiện độ đàn hồi của da, giảm đau khớp, chống oxy hóa và hạ huyết áp đáng kể. Ngoài ra lượng collagen có trong sứa còn có tác dụng bảo vệ các tế bào sa khỏi tác hạt xấu của ánh nắng mặt trời, cải thiện quá trình chữa lành vết thương và giúp điều trị bệnh viêm khớp.

- Bên cạnh đó sứa còn có tác dụng chữa chứng huyết ứ gây nhiệt nổi mụn, ho đàm, táo bón, nhức mỏi cơ thể ...

tác dụng của sứa biên

Tác dụng của việc ăn sứa biển

Rủi ro gặp phải khi ăn sứa biển

Mặc dù sứa biển có rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng nhưng bên cạnh đó sứa cũng có thể mang đến một số rủi ro nhất định mà chúng ta nên tránh trong quá trình sơ chế và sử dụng sứa.

- Phản ứng dị ứng: Sứa thường rất an toàn với hầu hết tất cả mọi người nhưng vẫn có một số trường hợp phản ứng phản vệ sau khi ăn sứa mặc dù đã được sơ chế rất kỹ và nấu chín.

- Vi khuẩn và mầm bệnh: trong quá trình sơ chế và chế biến nếu như sứa không được làm sạch và chế biến đúng cách thì sẽ còn dư lại một số loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của người dùng.

ăn sứa biển

Rủi ro gặp phải khi ăn sứa biển

- Hàm lượng nhôm cao: trong quá trình chế biến sứa để có thể làm sạch và bớt độ nhờ của sứa chúng ta thường dùng tới phèn chua để làm sạch. Đây là một hợp chất hóa học gọi là nhôm kali sunfat được sử dụng để làm chất phụ gia bảo quản thực phẩm. Mặc dù đã được kiểm chứng và chứng nhận là hợp chất an toàn nhưng lượng nhôm còn lưu lại trong sứa sau khi dùng vẫn rất đáng lo ngại. Nếu hàm lượng nhôm được sử dụng trong chế độ ăn uống quá cao có thể dẫn đến bệnh alzheimer và bệnh viêm ruột thừa. Chính vì vậy chúng ta nên lưu ý trong quá trình sơ chế sứa biển.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn mít được không? Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?

2. Cách ăn sứa biển an toàn

- Sứa có thể bị hỏng nhanh ở nhiệt độ phòng nên khi mua sứa về chúng ra nên làm sạch sứa và bảo quản đúng cách. Sứa thường được bảo quản bằng cách sử dụng hỗn hợp phèn chua, muối để khử trùng và làm giảm độ PH của thịt sứa mà vẫn đảm bảo độ giòn dai của sứa. Nếu được làm sạch và chế biến theo cách này sứa sẽ thường ít có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay các mầm bệnh nguy hiểm khác. Vậy nên chúng ta chỉ nên ăn sứa khi đã được làm sạch và chế biến hoàn toàn đúng cách.

- Khi chọn mua sứa tươi chúng ta hãy chọn con sứa có thịt dày màu phớt hồng, có phấn như muối không bị mềm thịt, không có dấu hiệu chảy nước và không bị bết dính. Không nên chọn con sứa có màu nâu bởi như thế là sứa đã bị hỏng và không đảm bảo cho sức khỏe của chúng ta khi sử dụng.

sứa biển ngon

Cách ăn sứa biển an toàn

- Đối với sứa khô hoặc sứa đông lạnh chúng ta phải đảm bảo nguồn gốc sứa rõ ràng, hạn sử dụng cũng như thông tin nhà sản xuất minh bạch.

- Qúa trình sơ chế sứa tươi: khi mua sứa tươi ở biển về chúng ta đem sứa đi rửa sạch, mổ thân sứa ra để loại bỏ các chất độc trong nang trâm của sứa, sau đó cắt sứa ra từng miếng nhỏ vừa phải rửa sạch sứa với muối và pha thêm chút phèn chua và ngâm trong khoảng 15 - 20 phút. Qúa trình này sẽ giúp cho sứa không bị mất nước, teo tóp. Chúng ta nên ngâm đi ngâm lại 3 - 4 lượt nước để đảm bảo sứa sạch hoàn toàn. Ngoài ra theo như cách chế biến của người dân vùng biển học thường hay áp dụng bằng cách ngâm sứa với lá ổi, vỏ sú vẹt giã nhỏ để tráng sứa bị tan vữa và an toàn hơn thay vì ngâm với phèn chua.

ngâm sứa

Ngâm sứa để loại bỏ nhớt và vi khuẩn gây bệnh

- Sau khi ngâm sạch thấy thịt sứa chuyển sang màu vàng nhạt thì vớt ra ngâm với nước lạnh trong 15 phút để thịt sứa không bị mặn, tiếp đến vớt ra để ráo và rửa sạch lại thái thành từng miếng vừa ăn và trần lại với nước sôi.

3. Một số lưu ý khi ăn sứa biển

- Do thịt sứa có tính mát nên cần thận trọng đối với những người tạng hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài.

- Không nên cho trẻ ăn sứa mặc dù đã được chế biến kỹ càng để tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc hay gặp một số rủi ro do sức đề kháng của trẻ còn kém.

- Tuyệt đối không dùng sứa tươi khi chưa được sơ chế an toàn, loại bỏ các độc tố trong sứa.

- Trong trường hợp nếu chúng ta tắm biển mà chạm phải sứa chúng ta sẽ bị mẩn đỏ, ngứa thì lấy thịt sứa tươi xoa lên chỗ ngứa sau đó dùng rau muống biển rửa sạch, nhai nuốt nước còn bã thì dùng đắp trực tiếp vào chỗ bị ngứa.

rủi ro bị sứa cắn

Rủi ro khi chạm phải sứa biển

- Tránh tiếp xúc và xử lý các xúc tu của sứa một cách cẩn thận vì trong các xúc tu có chứa rất nhiều độc tố nematocyst đây là loại độc tố để sứa tự bảo vệ khi bị tấn công.

- Nên sơ chế và làm sạch sứa nhiều lần cùng với nước muối pha loãng và phèn chua cho đến khi sứa chuyển sang màu vàng ngạt thì lúc đó hãy tiếp tục quá trình sơ chế và chế biến món ăn.

Qua bài viết này chúng ta đã nắm rõ được những thắc mắc của việc: Ăn sứa biển có tốt không? Tác dụng của sứa biển như thế nào? Cách sơ chế sứa biển như thế nào cho đúng cách? Cách ăn sứa biển ngon và an toàn nhất.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!
Dìn Ký Cù Lao Xanh

Dìn Ký Cù Lao Xanh

Chuyên hải sản tươi sống, ẩm thực đồng quê. Không gian rộng rãi, view sông, chòi lá, phòng riêng.


Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0