Những lưu ý quan trọng khi ăn Lẩu hải sản

Ngày cập nhật:02/03/2022

Lẩu hải sản là món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình nhưng khi ăn bạn cũng cần kiêng một số loại thực phẩm để tránh bị đau bụng hoặc gây hại cho sức khỏe. Đọc ngay những lưu ý khi ăn Lẩu hải sản.


Mục lục

Lẩu hải sản là một món ăn xuất hiện rất nhiều trong các buổi liên hoan, gặp gỡ bạn bè hoặc bữa ăn cuối tuần cả nhà quây quần bên nhau của người Việt. Sở dĩ lẩu hải sản phổ biến như vậy là bởi hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, lẩu hải sản cũng có một số thực phẩm tương khắc gây hại cho sức khỏe.

Các thực phẩm nên tránh khi ăn lẩu hải sản

Tránh ăn trái cây chứa nhiều vitamin C sau khi ăn Lẩu hải sản

Ăn trái cây, hoa quả sau khi sử dụng lẩu hải sản là thói quen của nhiều người. Tuy ngon miệng nhưng nếu ăn hoa quả nhiều vitamin C như cam, bười, kiwi, ổi, xoài,… thì sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, mắc ói do chất asen pentavenlent trong hải sản kết hợp vitamin C có trong trái cây và chuyển hóa thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín gây ngộ độ cho cơ thể. Nếu bạn vẫn thích ăn trái cây, có thể chọn những loại ít vitamin C hơn và ăn sau bữa lẩu 30-40 phút.

Tránh uống nước trà xanh ngay sau khi ăn lẩu hải sản

Khi uống nước trà xanh sau khi ăn lẩu hải sản, axit tannic có trong lá trong sẽ kết hợp canxi trong các loại hải sản có vỏ như tôm, cua,… gây ra cảm giác khó tiêu, tạo ra canxi không hòa tan dễ gây đau bụng, kết sỏi. Nếu thích trà xanh, bạn nên hạn chế và nên uống trước hoặc sau khi ăn lẩu hải sản khoảng 2 giờ.

Tránh ăn lẩu hải sản cùng bia

Hải sản và bia chính là combo ăn uống quen thuộc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, 2 loại thực phẩm này khi được sử dụng cùng nhau sẽ kích thích cơ thể sản sinh axit uric và tích tụ lại gây ra các bệnh như gout, viêm khớp, viêm mô mềm,… Đối với người khỏe mạnh, bệnh sẽ không có biểu hiện ngay lập tức nhưng đây sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rất có hại cho sức khỏe.

Tránh dùng chung các thực phẩm tính hàn với lẩu hải sản

Hải sản là loại thực phẩm có sẵn tính hàn, nếu dùng chung với các thực phẩm có tính hàn khác như nước lạnh, đồ uống có gas, dưa hấu, dưa leo, lê,… thì sẽ xảy ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hay tệ hơn là đau dạ dày.

Dưa hấu là loại thực phẩm tương khắc với hải sản

Ai không nên ăn lẩu hải sản

Phụ nữ có thai và cho cho con bú không nên ăn quá nhiều lẩu hải sản

Tuy hải sản rất giàu dinh dưỡng nhưng với những bà mẹ đang mang thai và cho con bú, hải sản không phải là thực phẩm nên ăn nhiều. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mẹ thường xuyên ăn hải sản trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú thì hệ thần kinh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số loại hải sản như cá biển chứa nhiều thủy ngân hoặc các loại cua hay có ký sinh trùng sẽ gây hại cho cơ thể người mẹ. Tốt nhất, mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần với liều lượng dưới 100g.

Bệnh nhân mắc bệnh gout hay viêm khớp cần hạn chế lẩu hải sản

Bệnh nhân bị gout hay các viêm khớp cần có chế độ ăn thanh đạm và kiêng các thực phẩm nhiều đạm, trong đó có hải sản. Ăn hải sản sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu khiến bệnh trở nặng. Vì vậy, dù thích hải sản nhưng cần hạn chế.

Người có cơ địa dị ứng cần cẩn trọng khi ăn lẩu hải sản

Hải sản là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất. Các chất gây dị ứng có trong hải sản khi vào cơ thể sẽ gây phản ứng quá mẫn. Phản ứng dị ứng do hải sản thường chỉ xảy ra khoảng vài phút hoặc vài giờ sau ăn; phản ứng khá đa dạng như nổi ban ngứa, phù mặt, đa bụng, tiêu chảy, khó thở và cá biệt là sốc phản vệ, có thể tử vong.

Những điều nên làm khi ăn lẩu hải sản

  • Rửa sạch các vật dụng ăn uống như chén, đũa, thìa, muỗng, nồi lẩu,… để đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Sử dụng hải sản chất lượng, có kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Không sử dụng các loại hải sản không rõ nguồn gốc. Khi nhúng lẩu cũng cần tránh để quá lâu bên ngoài không khí, dễ khiến nguyên liệu lẩu bị biến tính, sản sinh độc tố.
  • Nấu chín kỹ các nguyên liệu trong nồi lẩu hải sản đặc biệt là các loại cá, cua, ốc, tôm, sò, ngao,… Nếu không nấu chín kỹ, các loại vi khuẩn và sán, ký sinh trùng,… rất có thể vẫn còn sống sót và vào trong cơ thể bạn dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu,… thậm chí là các loại bệnh nguy hiểm khác.
  • Ăn nước lẩu và đồ nhúng nóng vừa, khi múc nước lẩu sôi hoặc đồ nhúng ra không ăn ngay mà chờ vài phút để nước nguội bớt rồi mới ăn. Nếu ăn ngay, thói quen không tốt này sẽ dễ khiến người ăn bị nhiệt miệng, loét miệng và thực quản, ảnh hưởng xấu cho dạ dày, răng lợi.
  • Trình tự ăn hợp lý là trước khi ăn, bạn có thể uống nửa cốc nước hoa quả, rượu nho, rượu trắng, nước giải khát,… Tiếp đến, bạn ăn một vài loại rau củ có chứa tinh bột như khoai lang để kích hoạt dạ dày. Cuối cùng là ăn các loại rau và thịt, hải sản.
  • Thời gian nhúng các loại hải sản sản là 15 phút, nhúng thịt khoảng 10 phút, nội tạng 5 phút và rau nhúng 1-2 phút tùy loại.
  • Tráng miệng bằng trái cây sau khoảng 30-40 phút sau khi ăn lẩu để vừa ngon miệng mà không làm mất đi lượng vitamin của trái cây. 
  • Sử dụng nước lẩu và các nguyên liệu lẩu ăn trong ngày, không để qua đêm. Lẩu hải sản vẫn luôn là món ăn hấp dẫn và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe.

Chỉ cần thực hiện các lưu ý khi ăn lẩu hải sản, bạn sẽ đảm bảo được sức khỏe và ngon miệng. PasGo Ship hân hạnh giới thiệu đến bạn những set lẩu hải sản tươi ngon, chất lượng, được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm

Xem thông tin chi tiết Tại Đây bạn nhé.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0