Mẹo vặt cuộc sống đi bơm xăng không bao giờ bị ăn chặn

hanglt- 13/09/2016

Dưới đây là mẹo vặt cuộc sống giúp bạn đi đổ xăng không bao giờ bị ăn chặn, tuyệt đối khi đi đổ xăng các bạn cũng không được nói đổ đầy bình.

 Top 10 quán ăn gia đình ngon nhất tại Hà Nội
 Giảm giá lên tới 30% khi đặt bàn đến với Quán Lẩu Nướng Cây Củi


Mục lục

Nhiều người khi đi bơm xăng yêu cầu bơm theo tiền 30.000, 50.000 đồng…, nhưng cũng có người yêu cầu bơm đầy bình. Cứ nghĩ 2 hành động này không có gì khác nhau, nhưng chúng ta sẽ bị thiệt nếu bơm đầy bình. Tưởng chừng hai thao tác này không khác nhau, chúng ta đều sẽ được bơm số lượng xăng ứng với số tiền đã trả nhưng thật ra nếu người bán xăng bấm số tiền sau đó mới bơm xăng thì sẽ được đủ số lượng. Còn nếu người ta không bấm số tiền mà cứ bơm xăng cho đến số tiền đó rồi dừng lại thì sẽ không đủ số lượng như đồng hồ hiển thị. Chính vì vậy các cây xăng đã lợi dụng điều này để ăn chặn xăng của khách hàng, rất nhiều cây xăng không bao giờ sử dụng việc bấm số tiền trước khi bơm xăng, thậm chí họ còn sắp xếp 2 nhân viên: 1 người đứng bơm cho khách, 1 người đứng ở máy bơm xăng để thao tác cho nhanh.

Ngoài ra, dưới đây là một số mẹo vặt cuộc sống giúp cho việc mua xăng không bị ăn chặn.

1. Mua xăng theo dung tích

Thông thường chúng ta hay đổ xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện cho các hành vi gian lận, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý. Để tránh tình trạng này, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, bởi vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ thoát được móc túi. Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, bạn chỉ cần mua xăng số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.

Mẹo vặt cuộc sống đi bơm xăng không bao giờ bị ăn chặn ảnh 1

Đi bơm xăng phải biết những mẹo vặt cuộc sống này

Có thể bạn quan tâm

   • Top 10 quán ăn ngon nhất tại Hà Nội vào mùa hè

   • Giảm ngay 10% khi đặt bàn đến với nhà hàng 63 Cao Thắng

Bạn hãy tham khảo dung tích bình xăng của một số loại xe phổ biến hiện nay (tham khảo):

Xe của hãng Honda Việt Nam:

SH 125cc và SH 150cc: 7,5 lít

Airblade: 4,5 lít Click: 3,6 lít

Lead: 6,5 lít

Future Neo/ Future X: 3,7 lít

Super Dream: 3,7 lít Xe của hãng

Yamaha

Exiter: 4 lít

Nouvo 135/115: 4,8 lít

Jupiter/Taurus/Sirius: 4,2 lít

Classico: 4,1 lít

Lexam: 4,1 lít

Xe của hãng Piaggio

Vespa S125/S150: 8,5 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)

Vespa GTS Super: 10 lít (bao gồm 2 lít dự trữ)

Vespa LX: 8,5 lít

Liberty RST: 7 lít (bao gồm 1,5 lít dự trữ) Fly: 7,2 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)

Piaggio Zip: 7,3 lít (bao gồm 1,2 lít dự trữ)

2. Không mua xăng khi có hai người cùng thao tác Khi bạn nhận thấy một cột bơm xăng có những 2 người cùng thao tác:

1 người bơm và một người bấm số, thì có tới 95% khả năng cây xăng có gian lận. Nhân viên có thể viện lý do là vì quá đông khách nên cần 2 người làm cho nhanh, nhưng thực tế có thể, họ đang móc túi khách hàng.

Mẹo vặt cuộc sống đi bơm xăng không bao giờ bị ăn chặn ảnh 2

Mẹo vặt cuộc sống giúp không bị ăn chặn tiền khi đi bơm xăng

3. Yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về “0″ trước khi bơm

Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên có nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bơm xăng cho bạn. Việc này người chịu thiệt sẽ là bạn, bởi sẽ luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.

----------------------

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:



Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0