Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường cân bằng đường huyết tránh biến chứng

Ngày cập nhật:19/12/2022

Bệnh tiểu đường rất dễ chuyển nặng nếu người bệnh không tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt. Song song với vấn đề đó, nếu người bệnh kiêng ăn quá mức rất dễ dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát tình hình bệnh ở mức an toàn thông qua chế độ dinh dưỡng. Vậy chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường như nào là hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường để biết rõ hơn nhé!


Mục lục

1. Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Như chúng ta biết người bị tiểu đường cần hạn chế ăn rất nhiều loại thực phẩm để bệnh tránh bệnh chuyển nặng và bị các biến chứng nguy hiểm sau này. Và tháp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường được tạo nên với ý nghĩa giúp người bệnh có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết. Và dựa vào đó người bệnh sẽ biết mình cần ăn thực phẩm nào, ăn nhiều hay ít.

1.1. Mục tiêu của tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Về nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tiểu đường thì không có nguyên tắc chính xác cho từng người. Mà phải tùy thuộc và tình trạng bệnh, sở thích và mục đích điều trị của mỗi người. Nhưng tóm gọn lại thì mục đích chính của tháp dinh dưỡng này vẫn là giúp người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình mà cơ thể vẫn được bổ sung đủ dưỡng chất.

1.2. Nguyên tắc dinh dưỡng của người tiểu đường

Đối với người tiểu đường có những nguyên tắc trong dinh dưỡng như sau:

Hình ảnh tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết

Ăn uống vừa đủ, không được quá kiêng khem kiến có thể bị hạ đường huyết. Không nạp dư thừa chất khiến chỉ số đường huyết tăng quá cao.

Đảm bảo một ngày ăn đủ 3 bữa, nếu có thể nên chia nhỏ thành 4 bữa ( thêm 1 bữa phụ vào buổi tối).

Uống đủ nước mỗi ngày, không được tập chung quá nhiều vào một loại thực phẩm.

2. Các nhóm chất ở tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Từ tháp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường sẽ giúp cho người bệnh tính toán được lượng lương thực nạp vào ở mỗi bữa ăn. Cụ thể là gồm các nhóm thực phẩm như sau:

2.1. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Có thể nói nhóm thực phẩm giàu chất xơ luôn luôn có trong bữa ăn của người tiểu đường. Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp cho người bệnh rất nhiều dưỡng chất như: vitamin, chất khoáng, axit amin,... Người bệnh có thể ăn các món thanh đạm như: rau củ luộc, các món salad hoặc một vài món xào (chỉ nên ăn để đổi bữa, không nên ăn quá nhiều).

Tại sao bệnh nhân tiểu đường lại cần bổ sung nhiều chất xơ như vậy? Đó là vì, chất xơ sẽ làm chậm lại quá trình hấp thu đường từ thức ăn vào máu. Nhờ đó, lượng đường huyết sẽ không đột ngột tăng lên hay giữ lượng đường không bị tụt xuống quá thấp. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ sẽ hỗ trợ giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra dễ dàng.

Một số loại rau quả được chuyên gia khuyến cáo cho người tiểu đường đó là: cải thảo, bắp cải, su hào, củ cải,...

Ý nghĩa tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Chất xơ giúp người bị tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu

Theo các chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường nên tiêu thụ ít nhất 14g chất xơ/1000kcal trong một ngày. Cụ thể hơn, nam giới nên tiêu thụ 38g/1000kcal/ngày. và nữ giới nên tiêu thụ 25g chất xơ/1000kcal/ngày.

2.2. Nhóm tinh bột trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường nhóm tinh bột vẫn là nhóm được ưu tiên. Tuy nhiên đây cũng là nhóm dinh dưỡng mà người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi, sau khi ăn các thực phẩm giàu glucid, chỉ số đường huyết sẽ có xu hướng tăng. Trong bữa ăn, tỷ lệ glucid ở mức cho phép đó là 55 - 65% tổng năng lượng nạp vào. Nguồn tinh bột mà người bệnh nên nạp vào là từ: gạo (tránh gạo nếp), khoai lang ( trừ khoai mật nướng), các loại ngũ cốc,... Hạn chế hết sức việc sử dụng đường đơn, bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga và kẹo ngọt,...

Các loại thức ăn tuy có lượng tinh bột bằng nhau nhưng sau khi ăn thì khả năng chuyển hóa thành đường, và lượng hấp thu sẽ khác nhau. Mỗi thực phẩm sẽ có chỉ số GI khác nhau. Chỉ số GI nghĩa là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Người bị tiểu đường khi lựa chọn các loại thực phẩm cần chú ý đến chỉ số này, và lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp. Từ đó, người bệnh sẽ dễ kiểm soát chỉ số đường huyết hơn, đồng thời cải thiện quá trình chuyển hóa lipid. Điều này đặc biệt có ích đối với người đang bị tiểu đường Type 2.

Kiểm soát lượng đường huyết qua chế độ ăn

Người bị tiểu đường nên ăn vừa đủ thực phẩm giàu tinh bột

Nêu chia thực phẩm theo chỉ số IG chúng ta sẽ có 3 nhóm:

  • Nhóm thực phẩm GI ≤ 5% glucid - đa số là các loại rau.
  • Nhóm thực phẩm GI ≤ 10% glucid.
  • Nhóm thực phẩm GI ≤ 20% glucid.

2.3. Nhóm giàu chất đạm cho người tiểu đường

Theo như tháp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường, lượng chất đạm người bệnh nên ăn là từ 12 - 15% khẩu phần ăn. Nếu người bệnh không bị tổn thương thận thì có thể bổ sung nhiều hơn.

Lý do để  người tiểu đường có thể bổ sung lượng protein cao hơn là do lượng glucid đa bị hạn chế mà nhu cầu của cơ thể vẫn cần được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên lượng protein bổ sung không nên quá 20%. và cần cân đối giữa 2 nguồn đạm là đạm thực vật và đạm động vật như trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường thể hiện.

2.4. Nhóm dầu mỡ trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Các chuyên gia khuyến cáo người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng các chất béo. Người bệnh chỉ hạn chế ăn chất béo chứ không phải loại bỏ hoàn toàn. Vì chất béo cung cấp một lượng năng lượng, là điều kiện cần để có thể hấp thụ các dưỡng chất khác. Vì thế trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường được nằm ở tầng thứ 2 từ trên xuống.

Chất béo trong tháp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Người tiểu đường nên ăn tối đa 20 gam chất bé mỗi ngày

Lượng năng lượng chất béo mà người tiểu đường nạp vào chỉ nên nhỏ hơn 25% tổng năng lượng của cả khẩu phần ăn. Trong đó, lượng axit béo no cần hạn chế, và tăng lượng chất béo chưa no. Nó sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

2.5. Nhóm đường và muối cho người tiểu đường

Trên cùng của tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là đường và muối. Như trong tháp dinh dưỡng khuyến cáo, người bị tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 6 gam muối một ngày. Và lượng đường không quá 18 gam một ngày. Các món ăn chế biến quá mặn, các món bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, có đường,... là những món ăn người bị tiểu đường không nên ăn.

3. Sử dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường đúng cách

Thông qua tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường ta có thể rút ra những lưu ý sau:

Áp dụng tháp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường

Những lưu ý trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường

  • Người bệnh có thể tự do ăn các loại thức ăn có hàm lượng glucid ≤ 5%.
  • Đối với thực phẩm có hàm lượng glucid 10 - 20% nên ăn hạn chế.
  • Những thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, mứt, trái cây khô,... ( lượng glucid lớn hơn 29%) nên kiêng hoàn toàn.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vi chất như vitamin và khoáng chất. Các chất này đa số có trong hoa quả, rau củ tươi.
  • Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau củ, yến mạch,... Chúng giúp hạn chế việc tăng đường huyết đột ngột, ngăn ngừa táo bón.
  • Những người đang điều trị bằng insulin có tác dụng chậm nên bổ sung thêm bữa phụ trước khi ngủ để tránh bị hạ đường huyết trong đêm.

Việc áp dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường trong chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra nó còn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm sau này. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để giúp cơ thể dẻo dai và có một thể lực tốt.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0