Mách các mẹ mẹo hay để con không cắn khi bú mẹ

bichngoc- 11/08/2016

Cho con bú đầy yêu thương là một trong những trải nghiệm thần kỳ nhất mà mẹ từng trải qua, nhưng việc bị con cắn trong lúc đang cho bú thì quả là hãi hùng! Các mẹ xem mẹo để bé bú ngoan nhé:


Mục lục

Em hỏi thăm 10 người thì tận 8 đã từng bị con cắn khi bú mẹ, và hơn ai hết thấu hiểu được nỗi đau "thấu trời xanh" này, các chị ấy chẳng ngại chia sẻ kinh nghiệm cho những bà mẹ trẻ mẹo hay để vượt qua…nỗi đau thấm ruột gan này:

-La lên kêu đau:

Các mẹ cần để cho con biết rằng bé cắn khiến bạn cảm thấy đau. Kể cả khi con còn rất nhỏ, nhưng con có thể cảm nhận được tông giọng của mẹ, do vậy hãy cho bé biết bạn không hài lòng về việc này chút nào (tức là bạn đang tập một phản xạ cho bé).

-Có cách can thiệp ngay:

Khi bị con cắn, bạn có thể tạm ngưng cữ bú của con bằng cách để ngón tay đến mép của bé để tác động vào hành động đang bú. Lưu ý rằng: phản ứng đầu tiên của nhiều mẹ là kéo giựt con ra, nhưng làm như vậy sẽ khiến bạn càng bị đau hơn. Bởi vậy, tốt nhất là các mẹ nên tác động đến phản xạ bú của bé trước, nhớ là cần thực hiện ngay khi bé cắn để con biết rằng cắn ti mẹ đã ảnh hưởng đến việc bú mớm của bản thân bé như thế nào.

-Phạt luôn!

Với một số bé có tính cách gan lì, việc tạm ngưng cữ bú chưa đủ sức để răn đe. Do vậy, nếu thói quen này còn tái diễn, bạn hãy cho con ngưng cữ bú, rồi đặt con nằm xuống vài phút (bé sẽ hiểu đây là một hành động bị phạt “làm sai sẽ mất”), và từ các lần bú sau con sẽ tự nhận thức được mình phải chịu đựng những gì khi cắn ti mẹ.

-Tự mẹ nhận biết trước những dấu hiệu:

Trẻ sơ sinh thường cắn ti mẹ khi đang cảm thấy buồn chán. Do vậy, các mẹ cần để ý tới những thói quen và tính cách của con. Nếu em bé dễ bị phân tâm, mẹ hãy cho bé bú trong phòng yên tĩnh, ít người lui tới để hạn chế tối đa những yếu tố làm con xao nhãng. Còn nếu bé ngọ nguậy không chịu yên hoặc có dấu hiệu ợ sữa ra, thì bạn cần gỡ con khỏi ti mẹ rồi cho bé bú lại sau. Chỉ cần để ý một chút để có thể đoán trước được hành vi của con, bạn sẽ phòng tránh được nhiều nỗi đau “khó tỏ cùng ai”.

-Để ý dấu hiệu mọc răng của con:

Mọc răng là một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến hành vi cắn ti mẹ trong khi đang bú. Bạn có thể cho con nhai/ngậm thứ gì đó (khác ti mẹ) để bé giải tỏa được cảm giác ngứa ngáy ở nướu của mình.

-Xem lại kỹ thuật cho bú:

Các cho con bú đúng: núm ti mẹ sẽ ở nằm sâu phía trong răng bé chừng 2,5cm, đây là vị trí mà gần như bé không có khả năng cắn ti được. Nhiều tai nạn cắn ti xảy ra khi núm ti của mẹ bị đẩy lùi về phía trước miệng của con - thường là lúc khi cữ bú đã gần xong hoặc con đang buồn ngủ. Khi cảm nhận được sự thay đổi vị trí này, bạn hãy chủ động “ra tay” trước khi bé có cơ hội cắn nhé!

mẹo hay để con không cắn khi bú mẹ ảnh 1

Các mẹ nên biết rằng không phải bé nào cũng cắn, còn với những bé hay cắn thì cũng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, các mẹ hãy an tâm mà tìm cách “trị thói hư” của con bằng cách áp dụng các mẹo trên. Con sẽ hiểu rằng không nên cắn ti mẹ nữa, và rồi cả 2 mẹ con có thể cùng tận hưởng khoảng thời gian đầy thân thương và đáng nhớ bên nhau.

Chia sẻ: webtretho

Các bài viết có liên quan khác:

>>> Cách làm rau câu flan cheese ngon điên đảo

>>> Cách làm cơm chiên ngon gấp 1000 lần thiên hạ

>>> Các mũi tiêm phòng cần cho con bố mẹ nhất định phải biết

>>> Các món ăn dặm giúp con phát triển trí thông minh, là mẹ phải biết

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0