Cách phân biệt sushi, tránh bị quê khi ăn đồ Nhật

Ngày cập nhật:26/08/2016

Mình là Thoa, 24 tuổi,hiện đang làm nhân viên văn phòng của một công ty chuyên về may mặc. Hôm trước, công ty mình có tổ chức liên hoan tại một nhà hàng Nhật Bản. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đi ăn đồ Nhật, do không có chút kiến thức nào về ẩm thực Nhật nên có chút bối rối xen lẫn với ngại ngùng.


Mục lục

Lần đầu tiên đi ăn đồ Nhật Bản tại nhà hàng Mishagi

Nhà hàng mà công ty mình lựa chọn là Mishagi nằm trên phố Lò Đúc. Nghe mấy chị sành ăn nói thì có vẻ đây là một nhà hàng có tiếng về món Nhật tại Thủ đô. Vì là lần đầu ăn đồ Nhật nên tôi cũng không tránh khỏi một số bỡ ngỡ, thậm chí tôi còn chẳng phân biệt được đâu là sushi, đâu là sashimi nữa bởi nhìn món nào cũng na ná như nhau.

Sushi đầy hấp dẫn tại Mishagi 

Đó là chưa kể đến hàng loạt thứ nước chấm khác nhau được sử dụng khi ăn món Nhật, mỗi món lại được chấm với một loại riêng khiến tôi chẳng thể nào mà nhớ hết. Có những lúc mình cảm thấy bị “quê” kinh khủng.

Ban đầu, mình cũng chỉ nghĩ là một bữa ăn bình thường chứ đâu có gì to tát, tuy nhiên, khi đến Mishagi thưởng thức đồ Nhật, được đích thân bếp trưởng giới thiệu thêm thì mình mới cảm nhận rằng, thưởng thức đồ Nhật là cả một nghệ thuật.

Sushi cá hồi tươi ngon

Để nấu được những món ăn ngon nguyên bản hương vị Nhật thì người đầu bếp phải như một nghệ sĩ, và những người thưởng thức và cảm nhận được hết hương vị của món Nhật cũng phải là những người thật sành.

Anh đồng nghiệp có vẻ như thấy rõ sự lúng túng của mình nên cũng khéo léo chỉ để mình bớt ngượng. Anh bạn này đang làm bên kỹ thuật trước đây cũng đã từng đi du học ở Nhật 3 năm, nên cũng khá rành về các món ăn của nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

   • Điểm danh 10 quán ăn sushi đông khách nhất ở Hà Nội

   • Những quán ăn dân tộc độc đáo nhất ở Hà Nội mà bạn cần biết

Cách phân biệt các loại sushi của Nhật Bản

Sushi tại Mashagi cũng có thật nhiều loại và nhiều vị khác nhau. Khi nhân viên mang mỗi loại ra, anh đều chỉ tôi cách nhận biết.

Về cơ bản, sushi bao gồm 5 loại khác nhau với các tên gọi như: narezushi, oshizushi, nigirizushi, makizushi và gunkanmaki.

Đủ loại sushi Nhật Bản

Thật không ngờ là chỉ mỗi món ăn nhỏ xinh vậy mà đằng sau đó là cả một câu chuyện.

Narezushi được coi là khởi nguồn của sushi, món ăn được chế biến bằng cách dùng muối và gạo để ủ cá sống cho lên men. Món này chỉ có cá chứ không có cơm.

Khi nhân viên tại nhà hàng Mishagi mang ra món cơm cuốn rong biển của Hàn Quốc cũng khiến tôi khác ngạc nhiên, nhà hàng Nhật mà còn phục vụ cả món Hàn. Tuy nhiên, anh bạn tôi chia sẻ, đó mà makizushi của Nhật.

Makizushi – món ăn hay bị nhầm lẫn với gimbap Hàn Quốc 

Nếu ai không rành thì đều tưởng rằng makizushi và cơm cuộn của Nhật là giống nhau, nhưng thực chất thì lại không phải như vậy.

Theo như anh bạn mình giới thiệu thì 2 món này cùng được cuộn từ rong biển nên đã khiến nhiều người nhầm lẫn. Nhưng so về hương vị thì 2 món ăn này lại hoàn toàn khác nhau bởi cơm trong sushi được trộn cùng với giấm còn cơm làm gimbab lại được trộng với dầu mè. Chỉ cần tinh ý một chút là cũng có thể nhận ra sự khác biệt cả về hình thức nữa.

Một loại nữa khi vừa được mấy em ở Mashagi mang ra đã khiến không ít chị em suýt soa, món này được giới thiệu là Nigirizushi. Món này được chế biến bằng cách cho các lên cơm trộn với giấm rồi nắm lại. Món này là dạng sushi phổ biến cho món sushi ngày nay.

Loại sushi phổ biến nhất hiện nay

Còn thêm món gunkanmaki nữa chứ. Món sushi này xuất hiện cách đây 70 năm trước. Với phần cơm trộn giấm được cuộn trong lá rong biển, bên trên phủ một lớp trứng cá hồi, cầu gai,…  Anh bạn mình nói, do những miếng sushi này trông giống một chiếc chiến hạm, mà chiến hạm trong tiếng Nhật gọi là gunkan nên món ăn này có tên là gunkanmaki luôn.

Gikanmaki có hình dáng như một chiếc chiến hạm 

Còn một loại nữa có tên là oshizushi. Loại này thì hơi giống nigirizushi một chút nhưng không phải nắm bằng tay như thông thường mà ép cơm và cá sống trong hộp gỗ.

Oshizushi được ép bởi cá và cơm trộn dấm

Nghe thêm một vài câu chuyện về teppanyaki, mỳ udon, trà đạo,… của Nhật từ anh khiến tôi thêm chút tò mò, hứng thú về ẩm thực Nhật.

Lần sau đi ăn, nhất định tôi sẽ không bao giờ để bị “quê” như thế này nữa.

>>> Nhận ngay ưu đãi giảm giá 31% chỉ có trong tuần này

----------------------

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:



Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0