bichngoc- 24/08/2016
Do có nhiều tinh bột và vị ngọt, nên nhiều mẹ thẳng tay loại khoai lang ra khỏi thực đơn hằng ngày không thương tiếc. Tuy nhiên, các mẹ đâu biết rằng khoai lang có thể kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
Quán Sành Phạm Ngọc Thạch - điểm hẹn của dân sành ăn đất Hà Thành | |
Top 5 quán ăn miền Tây Nam Bộ được nhiều người khen nhất Hà Nội |
Tiến sĩ Võ Văn Chi có kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về thảo dược, chia sẻ: khoai lang còn có tên khoa học là Ipomoea batatas (L.) Lam. Đây là loài cây thảo sống lâu năm, thân mọc bò, rễ phình thành củ tròn dài, màu đỏ, vàng hay trắng. Khoai lang rất dễ trồng, nó có thể sống được ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, ưa đất pha cát và nơi có mưa thường xuyên, không chịu được hạn trong thời kỳ sinh trưởng.
Trong đông y, người ta thường lấy ngọn dây khoai lang non và vỏ củ trắng về làm thuốc. Các ngọn cây có lá tía được mang về rửa sạch, dùng tươi. Vị thuốc này rất ngọt, tính mát, tác dụng bổ trung sinh tân, chỉ huyết, nhuận tràng, bài nung, bổ hư tổn, mạnh tỳ thận, ích khí lực. Ngoài ra, khoai lang còn dùng để trị lỵ mới phát, táo bón, di tinh, tiểu ra nước đục, phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, huyết áp hạ, giảm mỡ, trị đái tháo đường.
Ở Philippine, vào năm 1944 người ta đã tìm thấy trong ngọn của cây khoai lang màu đỏ một hoạt chất giống như insulin – thuốc trị bệnh tiểu đường. Do vậy, các bác sĩ đã khuyên bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn loại rau này.
Tới năm 2003, các nhà khoa học Nhật Bản lại tìm thấy hoạt chất caiapo trong khoai lang trắng - một chất có tác dụng giúp cơ thể tái xử lý insulin khá tốt. Sau đó, các nhà nghiên cứu của cả Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng minh rằng việc ăn khoai lang trắng rất có lợi đối với bệnh nhân thiếu máu và tăng huyết áp.
Có thể bạn quan tâm • Nhà hàng Hải Cảng Sun City - nơi thưởng thức hương vị ẩm thực cao cấp • Top 10 quán ăn sinh viên được yêu thích nhất Hà Nội bạn nên biết |
Năm 2002, trong kỷ yếu hội thảo Hóa học các hợp chất thiên nhiên với Y học cổ truyền tại TP.HCM, có 1 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây khoai lang đã được giới thiệu như sau:
-Cách 1: Bạn có thể ăn ngọn khoai lang lá tía theo cách nào cũng được, ăn càng nhiều càng tốt (có thể ăn thêm ít cơm kèm theo). Kèm theo minh chứng có người đã dùng đọt non rau khoai lang tía để luộc/ xào/ nấu canh, gần như ăn rau lang trừ cơm ròng rã trong 3 tuần liền. Sau đó, người này đã sống khỏe suốt 40 năm, theo dõi bệnh không hề có dấu hiệu tái phát.
-Cách 2: Dùng 50 g vỏ tươi củ khoai lang trắng, đem nấu nước uống cả ngày sẽ giúp ổn định đường huyết rất tốt.
-Cách 3: Mua củ khoai lang trắng về rửa sạch, thái nhỏ rồi đem phơi khô, mỗi ngày dùng 50 g hãm nước sôi uống cả ngày. Cứ uống thế liên tục trong 10 ngày.
Chú ý: Bài thuốc trên dành cho người bị bệnh tiểu đường nói chung. Mẹ nào bị tiểu đường thai kỳ có thể đưa lá rau khoai lang vào trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình, sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết rất tốt, lại còn trị táo bón, ốm nghén khá hiệu quả.
Chia sẻ: webtretho
----------------------
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: