Ăn lẩu đúng cách để không rước họa vào thân

Ngày cập nhật:26/12/2016

Lẩu là món ăn phổ biến trong mùa đông. Tuy nhiên, cách chọn nguyên liệu và chế biến như thế nào để có một nồi lẩu ngon, không gây hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. 


Mục lục

Những thực phẩm cần lưu ý trong nồi lẩu

Lẩu là một món ăn tổng hợp nhiều loại thực phẩm, do vậy, nguyên liệu nấu lẩu cũng rất phong phú, tùy vào từng loại lẩu và khẩu vị của mỗi người. Chính bởi sự đa dạng về nguyên liệu nên nhiều người hay có thói quen “gom” nhiều loại thực phẩm vào chung trong một nồi lẩu. Tuy nhiên, những nguyên liệu này cần phải kiểm tra và sơ chế cẩn thận để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Ngoài nguyên liệu chính trong các nồi lẩu như thịt, cá, rau củ... thì nấm cũng được coi là là một trong những thành phần làm nồi lẩu thêm hấp dẫn. Do vậy, loại thực phẩm này hầu như có mặt trong mọi loại lẩu.

Tuy nhiên, đây cũng là nguyên liệu chứa nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe nếu như không được xử lý và ăn đúng cách. Hiện nay, đa phần nấm được bán ngoài chợ không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, thậm chí không có cả hạn sử dụng. Trong khi đó, nấm là loại thực phẩm rất dễ bị hỏng, lên men và dễ nhiễm khuẩn. Nếu ăn nấm chưa được chín hoàn toàn có thể gây ngộ độc. Nấm chưa chín cũng góp phần đưa các loại vi khuẩn gây bệnh và các loại độc tố vào trong cơ thể.

Ngoài ra, trong thịt của một số loại động vật như thịt chó, thịt ếch, thịt bò... tỷ lệ giun, sán và ấu trùng rất cao.

Do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ thịt ếch có ấu trùng sán cao đến 75%. Ấu trùng màu trắng, lẫn màu thịt nên rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, theo thống kê, các loại sán, giun, ấu trùng có thể nhiễm từ thịt chó qua người cũng rất đa dạng.

Ấu trùng giun ở thịt chó khi vào cơ thể gây dị ứng, lên cơn hen suyễn, khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người, thậm chí có thể gây tổn thương tủy sống. Vì vậy, đối với các loại thịt chứa tỷ lệ ấu trùng sán cao như vậy, chúng ta cần đặc biệt lưu ý cách sơ chế và phải đợi thịt chín hoàn toàn, tránh gây hại cho cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với lẩu chứa các loại hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc... không nên kết hợp với các loại rau chứa nhiều vitamin C như cà chua, mướp đắng... vì rất dễ gây ngộ độc. Với lẩu có thịt bò, tốt nhất không nên ăn kèm với rau mồng tơi vì sẽ làm mất đi tính nhuận tràng dẫn đến tiêu hóa kém. Đặc biệt, những người bị táo bón không nên ăn hai thực phẩm này với nhau vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Nguyên tắc ăn lẩu đúng cách

- Khi ăn lẩu, nên lựa chọn những loại rau dễ ăn và lành tính vì lẩu thường kết hợp nhiều loại thực phẩm nên dễ gây ngộ độc. Một số loại rau lành tính thường được dùng khi ăn lẩu như: rau cải thảo, cải thìa, rau muống, cải cúc,…

- Khi mua thịt và hải sản, cần phải chọn mua những sản phẩm tươi sống. Tuyệt đối tránh những thịt cũ, ôi thiu. Ngoài ra, khi mua về phải rửa thật sạch rồi mới tẩm ướp gia vị.

- Nguyên tắc “bất di bất dịch” cần nhớ khi ăn lẩu là “ăn chín uống sôi” để tránh các loại giun, sán gây hại cho cơ thể.

- Khi ăn lẩu, nhiệt độ của thức ăn khi đưa vào miệng không được quá nóng để tránh gây tổn thương đến răng, nướu, thực quản. Không nên ăn quá chua hoặc cay vì như vậy sẽ gây hại đến dạ dày cũng như các cơ quan tiêu hóa.

- Không nên ăn lẩu trong thời gian dài (3-4 tiếng) bởi vì nếu ăn quá lâu như vậy làm cho dịch mật, dịch tụy tiết ra liên tục sẽ gây đau bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

Theo 24h

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0