NamLQ- 02/03/2016
Bảo đảm gia đình nào cũng mắc hầu như tất cả các món ăn được kể tên ở đây như: trứng, nấm, củ cải…Sau đây là danh sách 7 món gây ngộ độc thức ăn khi đun nóng.
Có rất nhiều đồ ăn có thể gây bệnh và đặc biệt có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn và các căn bệnh ung thư quái ác, các mẹ nên lưu ý khi hâm nóng lại thức ăn cho gia đình mình nha. Phòng hơn chữa mà.
Khi củ cải được làm nóng trong lò vi song sẽ chuyển thành axit hóa gây nên ảnh hưởng không tốt đến ruột non gây đau bụng. Vì vậy, để tránh bệnh tật, bạn nên ăn nguội hoặc lưu ý nấu ít hơn để tránh phí phạm đồ ăn.
Củ cải có thể gây ngộ độc thức ăn, ung thư
Trong rau cải chứa rất nhiều vitamin K, canxin và nitrat. Khi đun đi, đun lại nhiều lần nitrat sẽ bị chuyển thành nitrit, một chất độc hại gây bệnh ung thư cho con người hoặc có thể gây ngộ độc thức ăn.
>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm nên làm gì: Làm ngay 5 điều sau khi ngộ độc thức ăn
Đặc biệt vào những ngày lễ tết, thịt gà thừa rất nhiều nên nhà ai cũng phải đun đi đun lại để ăn hết chỗ thịt gà đó. Tuy nhiên, việc đun nóng này khiến protein trong thịt gà biế chất và thay đổi, tạo ra ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa hoặc có thể gây ngộ độc thức ăn.
Thịt gà có thể gây ngộ độc thức ăn
Trứng là loại thực phẩm không bao giờ nên hâm nóng lại sau khi đã được chế biến thành món ăn. Dưới tác động của nhiệt độ cao, lòng đỏ trong trứng gà có thể biến thành chất có hại và không tốt cho cơ thể. Cũng không nên để các món ăn có trứng qua đêm, rất không tốt.
Protein trong nấm có thể bị thay đổi và gây tác động xấu cho cơ thể ngay sau khi được chế biến, cắt rửa do đó chỉ nên chỉ ăn nấm khi nó còn tươi. Tránh ăn nấm nấu lại để không bị ngộ độc thức ăn.
Nấm có thể gây ngộ độc thức ăn
>> Xem thêm: Ngộ độc thức ăn nên uống gì: Khỏi 90% với 10 loại nước sau 1 lần uống
Sau khi hết bữa cơm nếu còn món khoai tây thì nên cố gắng làm nguội nhanh chóng rồi bọc, cất cẩn thận vào hộp rồi chon gay vào tủ lạnh để bảo quản. Việc nhỏ đơn giản này sẽ giúp giữ lại nhiều nhất dinh dưỡng có trong khoai tây. Nếu khoai tây được là nguội hay được làm nóng bởi lò vi sóng sẽ làm thúc đậy sự phát triển của vi khuẩn có trong đó gây ngộ độc thức ăn. Lưu ý không nên hâm nóng khoai tây bằng lò vi sóng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA), gạo sống chứa nhiều các bào tử vi khuẩn gây nên ngộ độc thức ăn. Sau khi gạo nấu thành cơm, những bào tử này vẫn có thể tồn tại trong cơm. Các bào tử độc hại sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt, tăng lên một cơ số lớn nếu được để nguội ở nhiệt độ phòng; khi ăn vào sẽ thành chất độc gây nôn mửa và bị đi ngoài. Do đó, cách tốt nhất là các gia đình nên làm nguội cơm nhanh chóng rồi cất vào tủ lạnh để tránh các bào tử xấu phát triển.
Cơm có thể gây ngộ độc thức ăn
>> Xem thêm: Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Bổ sung ngay 10 loại thực phẩm sau
• Cho thêm một chút rượu, gừng hành hoặc tỏi hoặc cho vào lò vi sóng hâm nóng trên 1 phút đối với các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc để món ăn thêm thơm ngon và loại trừ được các loại vi khuẩn có hại, rất tốt cho dạ dày, phòng tránh ngộ độc thức ăn.
• Cho thêm một chút giấm vào các món thịt lợn, bò, gà, vv khi đun nóng sẽ giữ lại khoáng chất trong thịt; đun ít nhất 10 phút và hâm nóng ít nhất 1 phút với lò vi sóng.
• Nên cố gắng ăn hết cơm trong một bữa, nếu sau 2 ngày cơm vẫn chưa ăn hết thì nên bỏ đi không nên tiếc của sẽ sinh bệnh vào người. Cơm và thực phẩm nông sản chứa nhiều tinh bột sẽ gây nhiễm tụ cầu khuẩn và aflatoxin, đều là các chất độc hại không bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
>> Xem thêm: Ăn đồ sống có tốt không? Cảnh báo ăn đồ sống bị sán khắp người