Bao giờ người tiêu dùng hết nỗi lo thực phẩm bẩn?

Ngày cập nhật:08/07/2020

Hàng loạt vụ thực phẩm bẩn liên tiếp bị phanh phui, những vụ ngộ độc thực phẩm không ngừng gia tăng khiến người tiêu dùng càng trở nên hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình.


Mục lục

“Việc sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm không an toàn là vi phạm pháp luật, phi đạo đức, ích kỷ hại nhân, trái với luân thường đạo lý, với truyền thống nhân ái của dân tộc. Những hành vi này cần được chỉ rõ, lên án và xử lý nghiêm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói. Nhưng, thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay vẫn rất đáng lo ngại bởi việc bán Rau muống tưới dầu nhớt thải, Măng tươi tẩm chất vàng ô, Thịt lợn nhiễm chất tạo nạc, Phẩm màu nhuộm ruốc, Chất tạo thịt gà đẹp, Dấm gạo chế biến từ acid, Hải sản bẩn bị tiêm hoá chất… và còn rất nhiều thứ được gọi là thực phẩm bẩn đang hàng ngày được tiêu thụ tại các chợ trong cả nước với số lượng lớn và khó kiểm soát và người tiêu dùng vẫn đang khá mơ hồ về tác hại của thực phẩm bẩn đến sức khoẻ. Vậy, câu hỏi đặt ra là bao giờ mới hết nỗi lo thực phẩm bẩn?

Bao giờ hết nỗi lo thực phẩm bẩn 1

Vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay

Để thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, lỗi của ai?

Lòng tham lợi nhuận của một số người đã dẫn tới sự tràn lan thực phẩm bẩn

Trước hết phải nói đến lợi ích cá nhân, sự hấp dẫn từ nhuận cao, nhanh chóng làm giàu người ta bất chấp tội lỗi, bán rẻ lương tâm, bằng mọi giá kiếm lời, họ đang bị đồng tiền làm mờ đôi mắt và mù lòa nhân phẩm. Và hiện tại họ đang mang “cái tội” rất nặng đó là tội đầu độc đồng bào, đồng loại mình “Người Việt đang giết lẫn nhau”.

Sự hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng

Mấy ai phân biệt được thực phẩm bẩn và sạch? Thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường người tiêu dùng thật khó phân biệt những sản phẩm sạch và bẩn. Họ có thể coi những sản phẩm sạch là rau bị sâu, lấy mức độ sâu và xấu của thực phẩm ra để đo độ sạch của chúng, điều này không chắc đúng được.

Một số người dù biết thực phẩm bẩn nhưng giá cả khiến họ bất chấp mua những thực phẩm gây hại cho cơ thể về dùng.

Bạn nghĩ vào siêu thị hoặc những nơi có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bạn đã mua được thực phẩm sạch? Không phải đâu. Rất nhiều siêu thị lớn cũng nhập hàng từ các chợ thường trên địa bàn Hà Nội rồi được dán mác an toàn mang đi các cửa hàng để tiêu thụ mà giá của chúng sau khi dán mác đắt gấp nhiều lần so với trước.

Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu

Trong khi đó, việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn còn xu hướng gia tăng.

Bao giờ hết nỗi lo thực phẩm bẩn 2

Nguyên nhân thực phẩm tràn lan trên thị trường lỗi không chỉ thuộc về một cá nhân nào

Tác hại của thực phẩm bẩn đến sức khoẻ người tiêu dùng

Tác hại của thực phẩm bẩn đầu tiên có thể gây ra là ngộ độc cấp tính. Biểu hiện của ngộ độc cấp tính là các triệu chứng đường tiêu hóa như: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy; thường gặp do ăn phải thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh hoặc thức ăn bị biến chất trong quá trình bảo quản, chế biến… hoặc các triệu chứng thần kinh như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau cơ, khó thở, rối loạn cảm giác, vận động thường do ăn phải thức ăn nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất độc tự nhiên có trong thực phẩm… Ngộ độc cấp tính thường xuất hiện trong vòng 4 đến 18 giờ sau ăn. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thực phẩm không gây hậu quả ngay nhưng tiềm ẩn hậu quả nặng nề cho người sử dụng, đó là các thực phẩm nhiễm chất độc hại có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính, nhưng nếu sử dụng kéo dài liên tục hoặc không liên tục sẽ tích lũy trong cơ thể, đến một thời điểm nào đó gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như: Ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai… Có thể kể đến đó là những thực phẩm có nhiễm chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ thực vật, các độc tố vi nấm như aflatoxin có trong ngô, đậu, lạc mốc...

Bao giờ hết nỗi lo thực phẩm bẩn 3

Thực trạng thực phẩm bẩn gây ung thư

Người tiêu dùng nếu trong thời gian dài ăn thực phẩm nhiễm hóa chất phụ gia quá nhiều sẽ gặp những chứng bệnh nguy hiểm do kim loại nặng, thuốc kháng sinh và chất kích thích tăng trọng tích tụ trong cơ thể. Các bệnh thường gặp đối với người tiêu dùng trong trường hợp ngộ độc kim loại mạn tính là suy gan, suy thận, thoái hóa hệ thần kinh trung ương, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, mất ngủ, lo âu, suy giảm trí nhớ, thậm chí suy tủy xương dẫn tới thiếu máu, giảm bạch cầu.

Còn ngộ độc dư lượng kháng sinh hoặc thuốc kích thích tăng trọng của gia súc tích tụ dần trong cơ thể có thể gây ra các hiện tượng phù, ứ nước trong cơ thể và các bệnh như rối loạn nhịp tim, thậm chí, kích thích hệ thần kinh làm lo âu, mất ngủ, căng thẳng, sau đó có thể gây suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó, khi bị ngộ độc loại này, cơ thể dễ bị đề kháng với các loại kháng sinh khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Ngộ độc những chất vô cơ như formol, ure, hàn the… có thể gây ra tổn thương gan thận mạn tính cũng là nguy cơ gây ung thư và tổn thương tế bào não cũng là một trong những hậu quả của thực phẩm bẩn gây nên.

Chất độc trong thực phẩm bẩn bị ô nhiễm các phụ gia, chất bảo quản hóa học không được phép sử dụng cho người hoặc quá liều cho phép đều có thể gây tổn hại cho các tế bào trong cơ thể và ảnh hưởng đến thế hệ sau. Bởi tế bào sinh sản của hệ sinh dục là một trong các tế bào dễ bị tổn thương nhất. Nếu bị tổn thương sẽ gây ức chế hoạt động của buồng trứng và tinh hoàn, tạo ra nhiều trứng non không đủ trưởng thành vẫn rụng trứng hoặc tạo ra các tinh trùng dị dạng khó thụ thai và dẫn đến vô sinh.

Bao giờ hết nỗi lo thực phẩm bẩn 4

Thực phẩm bẩn có thể xuất hiện trong từng bữa cơm từ miếng thịt, rau củ cho đến gói gia vị nhỏ mà người dân đang dùng hàng ngày,… gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.

Tác hại của thực phẩm bẩn vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vậy, làm sao để hết nỗi lo thực phẩm bẩn? Hy vọng các ngành, cơ quan chức năng cần quyết liệt hơn nữa trong cuộc chiến “chống thực phẩm bẩn” đồng thời những người sản xuất - kinh doanh thực phẩm đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm, đạo đức của mình. Về phía người tiêu dùng, hãy khéo léo lựa chọn những thực phẩm sạch ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy chung tay để không chỉ bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta, và cộng đồng!

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0