4 “sự cố” khi làm sữa chua tại nhà và cách khắc phục

dungvt- 10/01/2024

Sữa chua không những khiến chị em “mê mệt” bởi vị chua dịu, ngọt ngào lại “giúp da sáng, giữ dáng xinh” nên luôn nằm trong top đầu của những món ăn vặt được yêu thích nhất quả đất.


Mục lục

Thay vì mua sữa chua ngoài hàng, nhiều nàng đã chọn tự làm sữa chua tại nhà với những công thức sữa chua vô cùng đơn giản. Tuy nhiên để có được món sữa chua ngon, ngọt ngào, sánh mịn như da em bé và dốc không rơi trong hũ như lời hứa, thực chất  “tưởng không khó mà lại khó không tưởng”.

Khi thì sữa chua bị nhớt, khi thì có vị bột, không đủ ngọt, không đủ chua hay nước đi đằng nước, cái đi đằng cái… Nói chung “cô nàng” sữa chua này cũng vô cùng đỏng đảnh, nhiều khi chỉ vì thời tiết không hợp, hay nhiệt độ hơi cao xíu là đã khiến bao công sức bỏ ra đổ sông đổ biển.

Cùng PasGo món ngon rà soát lại những “sự cố” thường xảy ra khi làm sữa chua tại nhà và cách khắc phục nhé:

1. Sữa chua bị nhớt

Đây là sự cố thường xuyên nhất mà chị em gặp phải khi làm sữa chua, nhất là “lần đầu”. Bên ngoài trông có vẻ không hề hấn gì, thậm chí dốc ngược cũng không sao, nhưng khi dùng thìa múc vào bên trong thì phát hiện bị dính lằng nhằng như lòng trắng trứng.

Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân 1 có thể do men khi trộn với sữa để làm sữa chua chưa thực sự hết lạnh. Điều này khiến co vi khuẩn men bị “sốc nhiệt” khi đi từ môi trường lạnh sang ấm hơn. Đồng thơi, khi sữa chua cái chưa hết lạnh và lỏng hoàn toàn cũng ảnh hưởng tới quá trình khuấy đều men. Vì thế hãy để sữa cái thật lỏng rồi mới cho vào nhé.

+ Nguyên nhân 2 là bạn ủ quá lâu hoặc nhiệt độ ủ không ổn định. Nhiệt độ thích hợp nhất khi ủ sữa chua là từ 40 - 44̊C. Thông thường, ở nhiệt độ này, bạn chỉ cần ủ trong 4h là sữa đã đông lại rồi.

+ Một nguyên nhân nữa là do loại men và hàm lượng protein trong sữa: bạn có thể bổ sung thêm sữa bột vào hỗn hợp làm sữa sẽ hạn chế được hiện tượng nhớt.

lưu ý khi làm sữa chua 1

2. Sữa và nước bị tách đôi

Đây là hiện tượng khi trên bề mặt sữa có một lớp nước màu vàng nhạt. Thực chất lớp nước này vẫn có thể uống được và không nhất thiết phải đổ đi.

+ Nguyên nhân có thể do nhiệt độ ủ quá cao khiến hơi nước bốc lên rồi đọng lại tạo thành.

+ Hoặc do có sự xê dịch, lay động trong quá trình đảo, ủ sữa chua

Do đó, bạn nên lưu ý để sữa chua cố định trong khi ủ, tránh nhấc qua, nhấc lại và theo dõi nhiệt độ.

3. Sữa không đủ chua hoặc không đông

+ Nguyên nhân của việc sữa không chua hoặc sữa không đông là do chất lượng men (men cũ, ít vi khuẩn men hoặc hoạt động yếu).

+ Hoặc do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao khiến men bị chết.

Vì vậy, khi chọn sữa chua cái, nhớ lưu ý về thời hạn và tất nhiên là chú tâm đến cả nhiệt độ ủ nữa.

lưu ý khi làm sữa chua 2

  4. Sữa không đủ ngọt

Khi đó bạn có thể thêm sữa đặc hoặc thêm đường, nhưng việc thêm sữa đặc có thể giúp tăng cả lượng protein trong sữa giúp sữa chua có độ đông đặc mịn tốt hơn.

Chúc các chị em thành công nhé!

Nguồn: Savouryday

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0