4 nguyên tắc quan trọng khi thờ cúng tổ tiên phải nhớ

huongtnonepas- 28/08/2016

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Nhưng phải thờ đúng, kiêng đúng mới mong vạn sự như ý mình. Nhiều lần đi chùa hay đi thăm bà con, tôi thấy cách họ khấn vái rất buồn cười, hay làm theo thói quen mà không đúng. Tôi sẽ chỉ ra 4 nguyên tác cơ bản nhất khi cúng vái để mọi người có thể áp dụng.


Mục lục

Nghi thức cúng tổ tiên :

Khi cúng thì gia chủ phải bày đồ lễ cúng theo nguyên tắc "đông bình tây quả”, tức là bình hoa ở bên phải, còn trái cây ở bên trái, rượu và nước.

Sau đó, gia chủ phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy (nến), hay đèn điện), thắp hương, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Hương/nhang/đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên về.

Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán mà khấn.

- Cúng:

Khi tới ngày giỗ tết, gia chủ bày lễ cúng lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và cầu xin phước lành.

- Khấn:

Khi khấn nói nhỏ lầm rầm trong miệng đầy đủ các thông tin sau: ngày/tháng/năm, nơi chôn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, thì phải vái – đây là hành động thay cho lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy.

- Vái:

Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

nguyên tắc thờ cúng tổ tiên ảnh 1

- Lạy:

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố. Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau, nên mọi người hết sức chú ý tránh ham mà lại sinh nhầm lẫn:

Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái:
Hai lạy thường dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ.

Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em,... nên lạy 2 lạy.

Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. ý nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác.

Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái:
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bơn nhơ. Đây là nói về nguyên tắc phải theo.

Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái:
Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần.

Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.

Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái:
Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Ngày nay, trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt. 

Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

Tôi hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn có cái nhìn khác hơn về việc tưởng nhớ về ông bà tổ tiên.

Chia sẻ: Yenbinh6969

----------------------

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:



Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0