Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh ĐÚNG CÁCH: Hướng dẫn CHI TIẾT cho bố mẹ

Ngày cập nhật:07/12/2023

Tại sao ba mẹ lại cần biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh? Vì đây là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích. Những em bé thường xuyên được vỗ lưng sau khi ăn có thể giảm thiểu nguy cơ ọc sữa, trạng thái đầy hơi và nôn trớ, đồng thời cũng tăng khả năng hấp thụ sữa, giảm khả năng quấy khóc và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh và giải đáp những thắc mắc xung quanh câu hỏi vỗ ợ hơi.


Mục lục

1. Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Có khá nhiều cách vỗ ợ hơi khác nhau áp dụng cho bé sơ sinh dưới 1 tuổi đến khi bé cứng cáp hơn. Trong từng mục tiếp theo PasGo Team sẽ chia sẻ chi tiết cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh:

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ dưới 1 tháng - Cách 1

Trong cách đầu tiên, tư thế vỗ ợ hơi cho bé sẽ là tư thế bế vác. Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch để đặt lên vai, sau đó bế bé và để đầu bé nằm thoải mái trên vai mẹ. Một tay của mẹ sẽ giữ bé, trong khi tay còn lại vỗ lưng bé nhẹ nhàng. Khi vỗ tay mẹ nên khum lại và bắt đầu vỗ từ dưới lên trên để đẩy khí ra ngoài.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ dưới 1 tháng

Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Cách 2

Cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh tiếp theo sẽ được thực hiện với tư thế vỗ ợ hơi bế nằm.

Mẹ có thể đặt trẻ nằm úp lên cánh tay của mình, chú ý điều chỉnh tay để đầu bé nằm cao hơn so với phần ngực. Khi đã đảm bảo tư thế ổn định cho bé, mẹ có thể xoa nhẹ nhàng vùng lưng của bé hoặc khum tay vỗ đều đặn từ dưới lên trên. Hơn nữa, mẹ cũng có thể đặt bé nằm sấp trên đùi và nhẹ nhàng vỗ lưng để giúp những hơi khí đang kẹt trong dạ dày của bé được đẩy ra ngoài.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh cách 2

Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Cách 3

Với cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh thứ 3 thì tư thế vỗ sẽ là bế ngồi. Để thực hiện phương pháp này, người mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và đặt nó lên đùi của mình. Sau đó, mẹ đặt bé ngồi và tựa vào ngực của mình. Một tay giữ bé, trong khi tay còn lại của mẹ thực hiện động tác vỗ khom bàn tay để nhẹ nhàng vỗ lưng của bé. Lưu ý rằng, khi vỗ, nên thực hiện nhẹ nhàng theo hướng từ dưới lên. Đặc biệt, các bà mẹ cần chú ý để bé ngồi nghiêng về phía trước để tạo điều kiện thuận lợi cho bé ợ hơi.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ dưới 1 tháng tuổi mẹ có thể áp dụng là: Cách 1, cách 2, cách 3.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh cách 3

Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Cách 4

Đối với trẻ cứng cáp, một cách thực hiện khác có thể là giữ cổ thẳng và bế bé sao cho mặt bé hướng ra ngoài. Ở tư thế vỗ ợ hơi này, tay của mẹ đặt ở phía dưới mông của bé, trong khi tay còn lại vòng qua bụng bé. Sau đó, mẹ đứng lên và di chuyển nhẹ nhàng. Áp lực từ tay mẹ và sự chuyển động đi lại sẽ đóng góp vào việc giúp hơi trong dạ dày của bé thoát ra ngoài.

Tư thế vỗ ợ hơi

2. Không vỗ ợ hơi cho bé có sao không

Thông thường khi bú em bé có thể nuốt phải một phần khí, đều này dẫn đến việc dạ dày của bé có một khoảng trống khí. Tuy nhiên, do dạ dày của trẻ không thể loại bỏ hơi như người lớn. Và khi không vỗ ợ hơi cho bé có thể gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi, ọc sữa, nôn trớ, bé khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

3. Lưu ý khi áp dụng cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Lưu ý rằng, khi thực hiện cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh, phụ huynh nên dùng lực nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vỗ quá mạnh sẽ không giúp tăng khả năng loại bỏ khí trong dạ dày trẻ mà còn có thể khiến bé bị đau, hoảng sợ, khó chịu.

Các dấu hiệu cho thấy bé đã ợ hơi có thể bao gồm:

  • Tiếng ợ phát ra từ bé.
  • Bé ngừng khóc, cảm thấy thoải mái hơn và sẵn sàng tiếp tục bú.
  • Trong quá trình ợ hơi, bé có thể trớ ra một ít sữa, điều này là một tình trạng bình thường và không cần quá lo lắng.

Lưu ý khi áp dụng cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Việc vỗ lưng cho bé nên được thực hiện trong khoảng 10-15 phút. Nếu bé vẫn chưa thể ợ hơi, mẹ có thể thay đổi tư thế của bé và tiếp tục vỗ lưng để giúp bé cải thiện tình trạng đầy hơi.

4. Những câu hỏi về cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc tìm hiểu cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh hẳn là phụ huynh còn một số thắc mắc xung quanh vấn đề này. Dưới đây là lời giải đáp của một số thắc mắc:

Khi nào nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Sau mỗi lần bú hoặc giữa mỗi cữ bú, là thời điểm thích hợp mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé. Đối với những trẻ thường xuyên gặp tình trạng nôn trớ, việc vỗ lưng để bé ợ hơi nên được thực hiện thường xuyên hơn. Cho dù bé đang bú vào ban đêm hay ban ngày, việc cha mẹ duy trì thói quen vỗ lưng đều đặn sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ cho sức khỏe của bé.

Bé bú xong ngủ có cần vỗ ợ hơi

Khi bé bú xong ngủ chúng ta vẫn nên vỗ ợ hơi cho bé. Việc thực hiện cách vỗ ợ hơi khi bé đã ngủ có thể gặp khó khăn, tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể áp dụng 1 trong 4 cách trên thuận tiện với tư thế bé ngủ là được. Nếu không, có thể dẫn đến trường hợp trẻ dễ tỉnh giấc giữa đêm do đói hoặc trạng thái không thoải mái khi thức dậy do cảm giác bụng đầy và khó chịu.

Bé bú nằm có cần vỗ ợ hơi

Bé bú nằm có cần vỗ ợ hơi

Nhiều người nói bé bú nằm không cần vỗ ợ hơi cho bé bởi tư thế bú này ít khi bé nuốt phải hơi. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, bé vẫn có thể nuốt phải không khí khi bú, và không khí này có thể bị mắc kẹt trong dạ dày. Do đó, việc vỗ ợ hơi cho bé khi bú nằm là cần thiết. Và như trên đã giải thích, tuy bé ngủ rồi ba mẹ vẫn có thể thực hiện việc vỗ ợ hơi rồi cho bé ngủ tiếp.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh và giải đáp những câu hỏi bên lề. Việc vỗ ợ hơi cho bé rất quan trọng và dễ thực hiện vì thế ba mẹ chú ý thực hiện nó sau mỗi lần cho bé bú nhé.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0