Đặt bàn trước khi đi ăn – "Thước đo văn hóa” tương lai của người Việt

Ngày cập nhật:20/01/2016

Dựa trên tình hình hội nhập hiện nay, đặt chỗ, đặt bàn trước khi đi ăn tương lai sẽ trở thành một thước đo “văn hóa” vô hình được đông đảo cộng đồng công nhận.

Mục lục

Những dịp lễ lớn trong năm như: 8/3, 20/10, hay những ngày cuối tuần, lượng khách đến ăn tại nhà hàng luôn tăng đột biến từ 10-30% và câu chuyện “cháy chỗ” lại là đề tài muôn thuở. Chưa đặt trước, hết chỗ khi tới, nhiều “thượng đế” đã dùng lời lẽ rất khó nghe, thậm chí buông tục, chửi bới nhân viên phục vụ cho hả giận.

1. Người Việt Nam: Đặt bàn làm gì? Đi ăn, thích lúc nào thì đi lúc đó!

Các quán ăn, nhà hàng trên phố vào dịp cuối tuần luôn tấp nập người ra vào. Phóng viên chúng tôi dừng lại ở nhà hàng Quán Ăn Ngon – một nhà hàng khá nổi tiếng – để thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ thì phát hiện một đoàn người đang đứng trước quán và buông ra những lời lẽ rất khó nghe trong khi nhân viên phục vụ mặt tái mét và ra sức xin lỗi khách.

Qua tìm hiểu, chúng tôi mới biết rằng đoàn khách đó không đặt bàn trước tại quán, lại đến đúng vào giờ cao điểm, nhà hàng không còn chỗ trống nên buộc lòng phải từ chối khách để đảm bảo chất lượng phục vụ.

Dù tôi rất thông cảm với sự khó chịu khi đã đến tận nhà hàng mà lại không được phục vụ, nhưng thiết nghĩ, tại sao khách hàng lại không bớt chút thời gian, dành ra chỉ khoảng 1 phút đồng hồ để gọi một cuộc điện thoại đặt bàn trước, chẳng phải như thế nhất định sẽ nhận được sự tiếp đón và chuẩn bị tốt nhất của nhà hàng hay sao? Hay nói đi cũng phải nói lại, vẫn là do văn hóa đặt bàn, đặt chỗ trước vẫn chưa được phổ cập đến một bộ phận không nhỏ người Việt?

Đặt bàn trước khi đi ăn, thước đo “văn hóa” tương lai của người Việt 1

Thói quen không đặt bàn, “thích lúc nào, đi lúc đấy” nhiều lúc khiến nhà hàng khốn đốn

Dạo qua các diễn đàn ăn uống trên mạng, chúng tôi cũng để ý thấy nhiều comment chỉ trích nhà hàng rất vô lý, theo kiểu: “Nhà hàng này rất chảnh, không đặt chỗ trước mà đông khách quá là cũng khỏi được phục vụ luôn” (nick Hải Yến), hay: “Rất ức chế vì đi ăn tại nhà hàng mà cứ bị hỏi bạn đặt chỗ chưa? Người ta đói gặp đâu thì người ta vào chứ!” (nick Chungkn). Ta có thể thấy một cách rõ ràng rằng người Việt Nam chúng ta không có thói quen đặt bàn trước khi ăn. Theo khảo sát của báo Kinh Tế: Cứ 1000 người đi ăn thì chỉ có 20% trong số đó gọi điện đặt bàn, đặt chỗ theo thói quen, 10% đặt bàn cho số lượng nhóm trên 50 người, 15% đặt bàn trước để nhận khuyến mại trực tiếp từ nhà hàng và hơn một nửa còn lại vẫn giữ thói quen đến trực tiếp tại nhà hàng. Chính vì khách hàng vẫn giữ lấy thói quen muốn ăn lúc nào thì đi lúc ấy như vậy mới khiến các nhà hàng trở tay không kịp, làm phát sinh những tình huống dở khóc dở cười như ở trên.

2. Đặt bàn trước – Thước đo “ văn hóa” tương lai của người Việt

Khi phóng viên của chúng tôi hoàn thành bản khảo sát về thói quen đặt bàn, đặt chỗ ở Việt Nam, chúng tôi nhận ra một lượng “thiểu số” có thói quen này đa phần là tầng lớp trí thức, có học vấn cao và có tư tưởng tiến bộ trong xã hội. Họ lựa chọn việc đặt bàn, đặt chỗ vì những tiện nghi mà hành động mang lại, và cũng thể hiện sự lịch sự, tôn trọng đối với các nhà hàng của họ.

Chị Lan (Tiến sĩ – giảng viên học viện Ngoại Giao) khi được hỏi cho biết: “Đi quán ăn, nhà hàng nào chị cũng đặt bàn trước và thấy rất vui khi nhân viên phục vụ gọi tên mình, dẫn mình ngồi vào đúng vị trí ưa thích đã đặt trước mà giá tiền trả vẫn như thế hoặc thậm chí rẻ hơn”. Hay như anh Khoa (Hà Nội), một nghiên cứu sinh, cũng chia sẻ: “Đặt bàn trước khiến anh cảm thấy an tâm và chủ động hơn chứ không phải nơm nớp lo sợ hết chỗ. Là người bỏ tiền ra mà phải ăn vội, ăn không ngon thì sẽ thấy vô cùng khó chịu”.

Đặt bàn trước khi đi ăn, thước đo “văn hóa” tương lai của người Việt 2

Tương lai, văn hóa đặt bàn, đặt chỗ trước sẽ trở thành một thước đo văn hóa đi ăn được đông đảo bộ phận người Việt công nhận

Ở Mỹ và các nước Châu Âu, việc đặt chỗ, đặt bàn trước đã ăn sâu vào tiềm thức của từng người, thậm chí, dịch vụ đặt bàn qua bên thứ ba như Opentable còn tạo ra hàng triệu đô la lợi nhuận mỗi năm. Thật lạ khi nền văn hóa mở cửa, hòa nhập hiện nay của Việt Nam mặc dù đang dung nạp khá nhiều “thói hư tật xấu” như: sống thử trước hôn nhân, quan hệ tình dục cởi mở hay lối ăn mặc hớ hênh,… nhưng lại bỏ qua nét văn hóa đẹp đẽ này.

Tuy nhiên, dựa trên tình hình hiện nay, khi xã hội Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng hiện đại hơn, những người có tư duy tiến bộ, nhanh chóng tiếp nhận cái mới đang dần làm quen với thói quen này thì vô hình chung, việc đặt chỗ, đặt bàn trước khi đi ăn sẽ trở thành thước đo “văn hóa” vô hình giữa người với người – một thước đo được đông đảo cộng đồng công nhận.

Đến lúc ấy, những doanh nghiệp thương mại điện tử hoạt động bên lĩnh vực đặt bàn, đặt chỗ trước như ứng dụng đặt bàn thông minh PASGO sẽ trở thành cầu nối hiệu quả giữa khách hàng và những nhà cung cấp dịch vụ trong tương lai.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0