Một số nguyên tắc ăn lẩu không gây ảnh hưởng sức khỏe

Ngày cập nhật:27/01/2022

Lẩu là món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết ăn lẩu sao cho đúng cách để giữ sức khỏe tốt đâu! Hôm nay PasGo sẽ bật mí cho bạn một số nguyên tắc khi ăn món ngon này cho chuẩn nhé!


Mục lục

PasGo Ship: Tổng hợp danh sách các món lẩu với ưu đãi HOT
PasGo Ship: Lẩu Hải Sản ưu đãi lớn đặt ship ngay HOT
 PasGo Ship: Lẩu Thái chua cay ấm lòng ngày lạnh, đặt ngay nhận ưu đãi HOT
 PasGo Ship: Tôm đông lạnh chất lượng số 1 giao hàng tận nơi HOT

Lẩu ngon

Những buổi gặp mặt bạn bè, gia đình quây quần hay buổi tụ họp, gặp gỡ, liên hoan… thì lẩu luôn là món ăn lý tưởng. Cùng bạn bè, người thân ngồi lai dai bên nồi lẩu nghi ngút khỏi, tâm sự những căng thẳng, mệt mỏi sau ngày làm việc căng thẳng thì còn gì bằng! Nhưng chắc hẳn trong chúng ta vẫn đang mắc sai lầm khi thưởng thức lẩu, để có một bữa ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe thì hãy cùng PasGo bỏ túi mẹo ăn lẩu sao cho đúng nhé!

1. Thời gian thưởng thức lẩu

- Không nên ăn lẩu quá lâu, chỉ nên ăn tối đa 2 tiếng. Ngồi ăn lâu, các loại dịch tiêu hóa như dịch vị, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra nhiều, liên tục, từ đó gây ra các hiện tượng đau bụng, đi ngoài, thậm chí dẫn đến viêm dạ dày, viêm lá lách mãn tính.

- Thường xuyên thay nước lẩu và tối đa 60 phút thay nước một lần. Nước lẩu đun quá lâu, hàm lượng nitric sẽ tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo bão hòa, gây hại cho cơ thể.

2. Thời gian nhúng các loại thực phẩm kèm lẩu

- Không nên ăn thực phẩm tái, khi nhúng đồ ăn kèm lẩu phải đợi chín hẳn mới được ăn. Những thức ăn tái vẫn còn vi khuẩn, kí sinh sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.

- Tuy nhiên, cũng không nên nhúng đồ ăn quá kỹ, điều này sẽ làm mất đi độ tươi ngon của thực phẩm.

- Thời gian cụ thể cho các loại đồ nhúng: các loại thịt: khoảng 10 phút; các loại hải sản: 15 phút; nội tạng: 5 phút; rau: 1-2 phút, tùy loại.

Một số nguyên tắc ăn lẩu

3. Không nên ăn lẩu quá nóng, quá cay, quá mặn

- Bất cứ thức ăn gì đặc biệt là lẩu nếu ăn khi còn quá nóng sẽ tổn thương khoang miệng và thực quản.

- Nhiều thực phẩm quá cay sẽ có hại cho niêm mạc miệng, thực quản, đường tiêu hóa, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng sung huyết, sưng phồng từ đó gây ra nhiều bệnh tật khác.

- Nước dùng lẩu, nước chấm nên pha nhạt. Vì thực phẩm chính trong món lẩu là thịt nếu ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao. Cho dù không bị huyết áp cao, nếu khẩu vị quá mặn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới bộ phận cảm nhận vị giác. Có thể dùng hành, dấm, tỏi, gừng để điều chỉnh mà không làm mất đi hương vị của món ăn.

Một số nguyên tắc ăn lẩu

4. Không nên cho quá nhiều thực phẩm vào nồi

Do ngại gắp thực phẩm vào nồi nhiều lần nên người ăn thường bỏ nhiều thịt và rau vào trong nồi lẩu cùng một lúc. Cách làm này sẽ khiến các thực phẩm trong nồi bị dồn ép đè vào nhau khiến thịt không được chín kỹ. Một số thực phẩm bị đè nát chìm xuống đáy nồi hình thành lớp sền sệt gây ảnh hưởng tới hương vị nồi lẩu. Do đó khi ăn lẩu nên cho một lượng thực phẩm vừa đủ vào nồi, không nên cho quá nhiều loại vào cùng một lúc, bảo đảm đủ không gian trong nồi.

5. Trình tự ăn hợp lý

- Trước khi ăn nên uống nửa cốc nước hoa quả ( hoặc nước giải khát, rượu trắng, rượu nho, sữa chua…), sau đó ăn rau và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải, đảm bảo sức khỏe.

- Sau khi ăn lẩu bạn nên uống nước trà giúp sạch miệng và thanh nhiệt. Nhưng lưu ý không uống ngay vì như thế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Một số nguyên tắc ăn lẩu

Thế là chúng mình đã bỏ túi được những nguyên tắc cần thiết khi đi ăn lẩu rồi. Giờ chỉ việc áp dụng vào và thưởng thức nồi lẩu thơm ngon, hấp dẫn mà không lo vấn đề sức khỏe!.

Chúc các bạn có những bữa ăn thật ngon miệng nhé!.

Bài viết tương tự:

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ và bình luận ngay nhé!

Chat ngay để được tư vấn

Đang tải...
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để bắt đầu chat ngay.


0